Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập đọc: Thư gửi các học sinh

pptx 16 trang thanhhien97 3460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập đọc: Thư gửi các học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_hoc_tieng_viet_khoi_5_tap_doc_thu_gui_cac_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập đọc: Thư gửi các học sinh

  1. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
  2. Tập đọc Thư gửi các học sinh( trích)
  3. Thư gửi các học sinh( trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non song Việt Nam có trở nên tuơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu. Hồ Chí Minh
  4. I. LUYỆN ĐỌC : Bài văn gồm 2 đoạn: + Đoạn 1 : từ đầu cho đến các em nghĩ sao ? + Đoạn 2 : còn lại Từ ngữ khó đọc : tưởng tượng siêng năng tựu trường nô lệ chuyển biến hoàn cầu sung sướng
  5. Chú giải + Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: + Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: + 80 năm giời nô lệ: + Cơ đồ: + Hoàn cầu: + Kiến thiết: + Các cường quốc năm châu: + Giời: trời; + Giở: trở; + Nô lệ: chịu sự cai trị của thực dân Pháp; Luyện đọc theo nhóm :
  6. Thư gửi các học sinh( trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non song Việt Nam có trở nên tuơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu. Hồ Chí Minh
  7. II. Tìm hiểu bài : 1. Ý nghĩa đặc biệt ngày khai trường tháng 9 năm 1945 Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà Ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp Các em học sinh bắt đầu được hưởng một Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
  8. 1. Ý nghĩa đặc biệt ngày khai trường tháng 9 năm 1945 Em hiểu như thế nào là 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam? Là 1 nền giáo dục tự do, tự chủ của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. ? Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “ Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?” Bác muốn căn dặn chúng ta phải biết ‘ uống nước nhớ nguồn ’ biết ơn ghi nhớ công lao chiến đấu , hi sinh của biết bao thế hệ đồng bào ta được như ngày hôm nay.
  9. Đoạn 1, đã giúp ta như được sống lại trong cái không khí nhộn nhịp tưng bừng, vui vẻ và hạnh phúc của buổi tựu trường đầu tiên ở nước VNDCCH. Một buổi tựu trường không có tiếng bom đạn, một buổi tựu trường độc lập với 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Và để có được những điều đó thì chúng ta cần phải biết ơn, biết trân trọng những công lao, hi sinh của các thế hệ cách mạng đã mang lại cho ta nền độc lập tươi sáng này.
  10. 2. Trách nhiệm của toàn dân và đặc biệt là học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước. Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì ? Trách nhiệm của chúng ta chính là xây dựng, bảo vệ và phát triện đất nước , làm cho nước nhà ngày càng giàu mạnh . Theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trách nhiệm của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước : Trách nhiệm của học sinh nặng nề vẻ vang Cố gắng chăm chỉ và thi đua trong học tập để chở thành những công dân có ích cho tổ quốc , đưa nước nhà bước tới đài vinh quang , sánh vai với các cường quốc năm châu.
  11. Đoạn 2 nói về vai trò và trách nhiệm cao cả của người học sinh trong công cuộc xây dựng nước nhà.
  12. c/ Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng Giọng đọc của đoạn 1: giọng nhẹ Giọng đọc của đoạn 2: xúc động, nhàng, thân ái, vui mừng, xúc thể hiện tình cảm yêu quý, niềm tin động, thể hiện được tình cảm yêu tưởng và hi vọng của Bác vào học quý của Bác; cần nhấn giọng ở các sinh- những chủ nhân tương lai của từ ngữ: ngày khai trường đầu tiên, nước nhà. Cần nhấn giọng ở các từ tưởng tượng, nhộn nhịp, tưng bừng, ngữ: xây dựng, kiến thiết, trông sung sướng hơn nữa, hoàn toàn mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh VN, hi sinh, biết bao đồng bào, vai, nghĩ sao và đọc lên giọng ở cuối câu có dấu chấm hỏi. Học thuộc lòng đoạn văn từ “Sau 80 năm công học tập của các em.”
  13. III/ Củng cố, dặn dò Qua lời dạy của Bác, em đã thực hiện được những điều gì? Học thuộc lòng đoạn văn và chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.