Bài giảng môn học Tiếng việt Lớp 5 - Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

ppt 28 trang thanhhien97 7350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Tiếng việt Lớp 5 - Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_tieng_viet_lop_5_luyen_tu_va_cau_luyen_tap.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Tiếng việt Lớp 5 - Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Kiểm tra bài cũ: 1. Tìm một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”). đồng hương, đồng nghiệp, đồng thanh, đồng đội 2. Đặt câu có từ vừa tìm đựợc ở bài tập 1:
  2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ thay thế được cho nhau trong lời nói. - Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ biểu thị sắc thái tình cảm hay hành động khác nhau nên khi dùng ta phải lựa chọn cho đúng.
  3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Bài 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây: Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ  trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà  túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai  một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở  thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì  trong mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe. (xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
  4. Thứ năm , ngày 5 tháng 9 năm 2013 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA - DỰA VÀO TRANH TRÊN, CÁC EM TRAO ĐỔI NHÓM 4, LÀM BÀI VÀO VỞ BÀI TẬP.
  6. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Bài 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây: Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ trên vai đeo chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe. (xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
  7. vác khiêng đeo kẹp xách
  8. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA - Các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì ? - Các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là mang một vật nào đó đến nơi khác.
  9. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Tại sao chúng ta không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc ? Vì: vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.
  10. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Bài 2: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau : *Cáo chết ba năm quay đầu về núi . *Lá rụng về cội . *Trâu bảy năm còn nhớ chuồng . ( làm người phải thủy chung ; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên ; loài vật thường nhớ nơi ở cũ )
  11. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA * Cáo chết ba năm quay đầu về núi. * Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. * Lá rụng về cội. CÁC EM TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI VÀ CHO BiẾT: - Các câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta điều gi? - Các câu trên nhắc chúng ta : Dù đi đâu vẫn luôn hướng về quê hương, về nguồn cội của mình.
  12. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Đây là hình ảnh lá rụng về cội. Vậy, cội có nghĩa là gì (hiểu theo nghĩa gốc) ? Cội: có nghĩa là gốc .
  13. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA - Ý thích hợp để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ là gì? - Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
  14. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Bài 3. Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu , hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích . Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa .
  15. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Quan sát các hình ảnh trên, dựa vào yêu cầu bài tập 3, viết một đoạn văn ra nháp rồi trình bày bài làm của mình. * Lưu ý sử dụng màu sắc trong đoạn văn khi dùng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
  16. Dặn dò : . Về học bài :Từ đồng nghĩa . Làm bài tập 3 vào vở cho hoàn chỉnh. . Chuẩn bị bài sau : Từ trái nghĩa
  17. Trong các màu sắc Việt Nam em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải nhẹ trên đường. Màu vàng rực của cánh đồng lúa gợi sự no ấm, bình yên.
  18. Thiên nhiên tươi đẹp với bao sắc màu phong phú nhưng em yêu thích nhất là màu xanh. Màu của vườn cây quê ngoại em xanh um, tán lá dừa, lá chuối xòe rộng che bóng mát cho khu vườn. Xa xa, cánh đồng lúa xanh ngắt một màu. Ôi, cuộc sống quanh em tràn ngập màu xanh!
  19. Sáng nay, em đi học trên con đường có rất nhiều lá cờ đỏ tung bay phất phới. Ông mặt trời đỏ rực vừa nhô lên khỏi ngọn cây. Các bạn đội viên đeo chiếc khăn quàng đỏ tươi tung tăng bước vào lớp. Miệng cười hớn hở làm cho đôi má đỏ hồng.