Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận giải thích

ppt 25 trang thanhhien97 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_ccash_lam_bai_van_lap_luan_giai_thic.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận giải thích

  1. TIẾT:114 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (Tiếp theo)
  2. MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI 1 .“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”. ->Đi thẳng vào vấn đề 2. “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết : “Đi một ngày đàng , học một sàng khôn”. ->Đối lập hoàn cảnh với ý thức 3. “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. -> Nhìn từ chung đến riêng
  3. MỞ BÀI THAM KHẢO Trong cuộc sống không ít những kẻ vênh váo, tự mãn cho mình là hiểu biết hơn người mà không cần đi đây đi đó học hỏi. Để nhắc nhở, khích lệ mọi người cần đi nhiều, mở mang tầm hiểu biết và học tập nhiều điều tốt đẹp hơn thì tục ngữ Việt Nam có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. ->Đi từ thực tiễn cuộc sống đến câu tục ngữ
  4. Đoạn 1 “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng của chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.”
  5. Đoạn 2 : “Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa thì nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan , du lịch mà ta tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!” Đoạn 3: Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.”
  6. Đoạn 1 “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng của chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.” -> Nêu định nghĩa
  7. Đoạn 2 “Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa thì nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan , du lịch mà ta tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!” -> So sánh, đối chiếu
  8. Đoạn 3 “Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”. -> Chỉ ra ý nghĩa của mặt lợi.
  9. Đoạn 1 “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn.Ấn tượng của chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.”
  10. Đoạn 2 “Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa thì nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan , du lịch mà ta tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!”
  11. Đoạn 3 Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.”
  12. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (Trích: “Lòng khiêm tốn” - Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế )
  13. Kết bài Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống khấm khá, nhiều người có điều kiện đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thỏa mãn với mình.
  14. Thảo luận (5 phút) Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” .Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ Viết đoạn kết bài cho đề bài trên theo cách của em. Hết giờ
  15. Kết bài tham khảo Rõ ràng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa, con người đã cần đi để học. Ngày nay, trong một xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người lại càng cần phải đi nhiều “ ngày đàng” hơn nữa, để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa, nếu không muốn đất nước mình và bản thân mình bị bỏ rơi lại ở phía sau.
  16. Kết bài tham khảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là một chân lý sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lý ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với con người ở thời xưa. Ngày nay, khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học những cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay chúng ta cần phải “Đi cho biết đó biết đây” chứ không chỉ “ ru rú” ở nhà với mẹ .
  17. Bốn bước Tìm hiểu đề và tìm ý Lập dàn bài Viết bài Đọc lại và sửa chữa
  18. Híng dÉn häc bµi ë nhµ •Học thuộc ghi nhớ SGK/ 86 •Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận giải thích Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. Chuẩn bị theo gợi ý SGK/87 - Tìm hiểu đề và tìm ý - Lập dàn bài - Viết đoạn văn phần mở bài, kết bài.