Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Thực hành đọc hiểu Văn bản: Mẹ và quả - Vũ Thị Hương

pptx 21 trang Minh Lan 13/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Thực hành đọc hiểu Văn bản: Mẹ và quả - Vũ Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_thuc_hanh_doc_hieu_van_ban_me_va_qua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Thực hành đọc hiểu Văn bản: Mẹ và quả - Vũ Thị Hương

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG TIẾN ẦY CÔ VỀ QUÝ TH DỰ GIỜ NG THĂ MỪ M O LỚ À P H C Môn: NGỮ VĂN 7 Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Hương
  2. Thực hành đọc hiểu - VĂN BẢN: MẸ VÀ QUẢ - Nguyễn Khoa Điềm -
  3. Hãy thực hiện cột K, W trong bảng sau: K W L
  4. Thực hành đọc hiểu - VĂN BẢN: MẸ VÀ QUẢ - Nguyễn Khoa Điềm - I. Đọc và tìm hiểu chung: II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Hình ảnh người mẹ và những mùa quả qua hai khổ thơ đầu: a) Khổ thơ thứ nhất: b) Khổ thơ thứ hai:
  5. - Hình ảnh dưới đây đã minh họa cho nội dung nào của bài thơ?
  6. • Hình ảnh trong tranh minh họa cho nội dung người mẹ trồng bí, bầu và đã đến lúc được thu hoạch (“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”).
  7. b) Khổ thơ thứ hai: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi - Biện pháp đối lập: con cái “lớn lên” > <bầu bí “lớn xuống” -Nhân hóa bí bầu “lớn xuống” hành động như con người. => thể hiện sự trái ngược trong quá trình phát triển của cây cối và con người. Con người “lớn lên” chỉ sự trưởng thành, chững chạc theo tháng năm còn “lớn xuống” lại nói đến sự chín muồi của quả bí quả bầu trên giàn, ngày càng dài để chạm gần xuống mặt đất.
  8. II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Hình ảnh người mẹ và những mùa quả qua hai khổ thơ đầu: b) Khổ thơ thứ hai: Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi + “Giọt mồ hôi mặn” là hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo. Vì từ dáng hình của bầu, bí “lớn xuống”, tác giả ví với dáng hình của giọt mồ hôi mặn. Cách nói ấy khẳng định về những hi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ. Từ đó, tác giả bày tỏ lòng biết ơn, sự thấu hiểu những công lao to lớn của mẹ.
  9. Thảo luận theo bàn ( 3 phút ) ?Khổ thơ khắc họa được vẻ đẹp nào ở người mẹ? Qua đây tác giả bộc lộ tâm trạng và cảm xúc gì ?
  10. II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Hình ảnh người mẹ và những mùa quả qua hai khổ thơ đầu: b) Khổ thơ thứ hai: - Hình ảnh người mẹ với những phẩm chất tốt đẹp: trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình; lao động chăm chỉ, cần cù; yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con; lặng thầm chịu đựng những gian truân, vất vả; - Tình cảm của tác giả: + Ngậm ngùi, thấu hiểu những vất vả hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì các con. + Kính trọng, biết ơn, ngợi ca tình yêu thương, sự tần tảo, chịu đựng của mẹ theo tháng năm.