Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 127+128: Ôn tập phần Tiếng Việt

pptx 15 trang Hải Phong 19/07/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 127+128: Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_127128_on_tap_phan_tieng_viet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 127+128: Ôn tập phần Tiếng Việt

  1. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN Phân loại theo Phân loại theo mục đích nói cấu tạo Câu Câu Câu Câu Câu Câu nghi trần cầu cảm bình đặc vấn thuật khiến thán thường biệt
  2. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. Các kiểu câu đơn a. Câu phân loại theo mục đích nói - Câu nghi vấn: dùng để hỏi. - Câu trần thuật: dùng để kể, tả, nêu nhận xét, đánh giá, - Câu cảm thán: dùng để bộc lộ cảm xúc. - Câu cầu khiến: dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, b. Câu phân loại theo cấu tạo * Câu bình thường - Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. * Câu đặc biệt: - Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. - Tác dụng: + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; + Bộc lộ cảm xúc; + Gọi đáp. 2. Các dấu câu đã học
  3. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT CÁC DẤU CÂU Dấu Dấu Dấu Dấu Dấu chấm chấm phẩy chấm gạch phẩy lửng ngang
  4. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. Các kiểu câu đơn 2. Các dấu câu đã học 3. Các phép biến đổi câu đã học
  5. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU Thêm/bớt thành phần câu Chuyển đổi kiểu câu Rút Mở gọn rộng Chuyển đổi câu CĐ -> câu BĐ câu câu Dùng cụm c-v Thêm TrN để mở rộng câu
  6. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. Các kiểu câu đơn 2. Các dấu câu đã học 3. Các phép biến đổi câu đã học 4. Các phép tu từ đã học 4. CÁC PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP Điệp ngữ Chơi chữ Liệt kê
  7. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT II. LUYỆN TẬP Bài 1. Thêm dấu gạch ngang vào các câu sau cho phù hợp và nêu rõ tác dụng. a. Tình hữu nghị giữa Việt Lào Khơ-me đời đời bền vững. -> Tình hữu nghị giữa Việt - Lào - Khơ-me đời đời bền vững. -> Đánh dấu các từ nằm trong một liên danh. b. Ban An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn. -> Ban An - lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn. -> Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
  8. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 2. Tìm các câu rút gọn có trong đoạn văn sau. “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: - Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: - Dạ, bẩm, bốc.” (Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn)
  9. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 3. Dấu chấm lửng trong đoạn văn được dùng để làm gì? “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” (Ca Huế trên song Hương, Hà Ánh Minh) -> Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa liệt kê ra hết Bài 4. Chỉ ra phép tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng? “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.” - Phép liệt kê: - Tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn các ngòn đàn trau chuốt, tinh luyện và tài hoa của các nhạc công khi biểu diễn ca Huế.
  10. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 5. Chỉ ra hai biện pháp tu từ trong bài ca dao và nêu tác dụng ? Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. - Hai biện pháp tu từ: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương.
  11. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn: “Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran.” (Duy Khán) - Câu đặc biệt: + Sớm. + Toàn chuyện trẻ con, + Râm ran. - Tác dụng: xác định thời gian diễn ra sự việc “tụ hội ở góc sân” và thông báo sự xuất hiện, tồn tại của tiếng nói chuyện râm ran của bọn trẻ.
  12. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 6. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết trong đoạn văn và nêu tác dụng? Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Hà Ánh Minh) * Các từ ngữ thực hiện phép liên kết: - buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn - nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. - không vui, không buồn - sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán - thong thả, trang trọng, trong sáng - tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. * Tác dụng: Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở rộng ra nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế.
  13. Tiết 127, 128: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài 7. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Hồ CHủ tịch là người Việt Nam, Việt nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ được thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân Việt Nam. [ ] Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam.” (Phạm Văn Đồng) a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? Nêu tác dụng? * So sánh: - Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân Việt Nam. * Liệt kê: - tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình - phong phú, ý vị - cà muối, dưa chua, tương ớt * Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói hằng ngày và trong bài viết của mình. b. Dấu chấm lửng trong câu “Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt ” được dung để làm gì? -> Tỏ ý còn nhiều mùi vị thức ăn đặc biệt của Việt Nam mà người viết chưa liệt kê hết.
  14. - Về ôn lại kiến thức cơ bản phần tiếng Việt và hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị tiết 129, 130: Ôn tập Tập làm văn.