Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 93: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

ppt 22 trang Hải Phong 19/07/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 93: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_93_chuyen_doi_cau_chu_dong_than.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 93: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM THAM GIA LỚP HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 7
  2. Tiết 93: Tiếng Việt
  3. I. TÌM HIỂU BÀI 1. Câu chủ động và câu bị động a. Ví dụ: (SGK-57) b. Nhận xét: a. Mọi người yêu mến em. CN VN CN: Chỉ người b. Em được mọi người yêu mến. CN VN c. Con mèo vồ con chuột. CN VN CN: Chỉ vật d. Con chuột bị con mèo vồ. CN VN  CN: Chỉ người, vật
  4. a. Mọi người yêu mến em. Mọi người →em thực hiện hành động CN (người, vật) người, vật (khác) hướng tới chủ thể
  5. 1. Câu chủ động và câu bị động a. Ví dụ: (SGK-57) b. Nhận xét: - Câu a CN chỉ người/vật thực hiện một hành động hướng vào người/vật khác (chủ thể của hành động)
  6. b. Em được mọi người yêu mến. Em  mọi người CN (người, vật) được (bị) hành động người, vật (khác) hướng vào đối tượng
  7. 1. Câu chủ động và câu bị động a. Ví dụ: (SGK-57) b. Nhận xét: - Câu a CN chỉ người/vật thực hiện một hành động hướng vào người/vật khác (chủ thể của hành động) - Câu b,CN chỉ người/vật được hành động của người/vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động).
  8. thực hiện hành động CN (người, vật) người, vật (khác) chủ thể => Câu chủ động được (bị) hành động CN (người, vật) người, vật (khác) hướng vào đối tượng => Câu bị động
  9. I. Câu chủ động và câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét: - Câu a: CN chỉ người/vật thực hiện một hành động hướng vào người/vật khác (chủ thể của hành động). → Câu chủ động. - Câu b: CN chỉ người/vật được hành động của người/vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động). → Câu bị động.
  10. * Lưu ý: Ví dụ 1: Thầy giáo khen em. Em được thầy giáo khen.  Câu chủ động có một câu bị động tương ứng
  11. Lưu ý 2: Ví dụ 2: Bố cho tôi cây bút. Tôi được bố cho cây bút. Cây bút được bố cho tôi.  Câu chủ động – 2 câu bị động tương ứng. (Nếu động từ VN của câu chủ động là động từ thuộc nhóm: tặng,biếu, cho)
  12. Lưu ý 3: Ví dụ 3: a.Cát bồi làm cho sông ngòi khô cạn dần b. Sông ngòi bị cát bồi làm cho khô cạn dần .  Về nội dung biểu thị (nội dung miêu tả) câu chủ động và câu bị động được xem là đồng nhất với nhau.
  13. 1. Câu chủ động và câu bị động 2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a. Ví dụ: (SGK-57) b. Nhận xét:
  14. Chọn câu để điền vào dấu ba chấm. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay , tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài) a. Mọi người yêu mến em. b. Em được mọi người yêu mến.
  15. - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Mọi người yêu mến em, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài) - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài)
  16. - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài)  Chọn câu bị động tạo liên kết các câu thành mạch văn thống nhất hướng vào chủ đề.
  17. 1. Câu chủ động và câu bị động 2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a. Ví dụ: (SGK-57) b. Nhận xét: - Chọn câu b → tạo liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất hướng vào chủ đề. II. GHI NHỚ: SGK- 57- 58
  18. XEM HÌNH ĐẶT CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG 1 1. Ông lão thả con cá xuống biển. 2. Con cá được ông lão thả xuống biển. 2 1. Con người chặt phá rừng bừa bãi. 2. Rừng bị con người chặt phá bừa bãi.
  19. 3 1.Hai anh em chia đồ chơi. 2. Đồ chơi được hai anh em chia. 4 1.Người ta nhốt con chim trong lồng. 2.Con chim bị người ta nhốt trong lồng.
  20. III. LUYỆN TẬP Các em làm bài tập trong sgk/ 58 vào vở bài tập. IV. VẬN DỤNG. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng 1 câu chủ động hoặc 1 câu bị động V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG. Tìm và viết lại các câu chủ động và câu bị động trong các bài văn bản đã học trong chương trình ngữ văn học kì II.
  21. DẶN DÒ. - Học bài, hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài mới: chuyển đổi câu chủ động và câu bị động (tt)
  22. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH! xin chào và hẹn gặp lại vào tiết học sau