Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 21: Văn bản Đi Đường (Tẩu lộ)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 21: Văn bản Đi Đường (Tẩu lộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_8_bai_21_van_ban_di_duong_tau_lo.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 21: Văn bản Đi Đường (Tẩu lộ)
- Tiết 97: Văn bản ĐI ĐƯỜNG (Tẩu lộ) -Hồ Chí Minh-
- I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Hồ Chí Minh 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ “ Đi đường” trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác từ mùa thu 1943 b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Dịch thơ: Lục bát
- II. Phân tích 1. Hai câu thơ đầu Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng - Có đi đường mới biết những gian nan, vất vả trên đường đi. - Điệp ngữ, hình ảnh thực có ý nghĩa tượng trưng → Những gian lao chồng chất của người đi đường
- Nỗi gian khổ vất vả của người “Đi đường” - “Tẩu lộ tẩu lộ nan Trùng san trùng san” -> Điệp ngữ : tẩu lộ – trùng san. -> Nỗi gian lao từ việc đi đường núi. => Nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng.
- 2. Hai câu thơ cuối Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. - Cách chuyển mạch thơ đột ngột, bất ngờ mà rất hợp lý. - Phong thái ung dung, tư thế cao vút, hùng vĩ → Vượt qua gian khó con người sẽ gặt hái được thành công.
- Thái độ của người tù, con đường đời cách mạng: - Khi khó khăn kết thúc, chủ thể hoà mình vào hạnh phúc lớn lao. - Có trải qua gian lao, khó nhọc thì mới tới đích, tới sự thắng lợi. -> Bác trở thành người chiến sĩ, người cách mạng.
- III. Tổng kết - Nghệ thuật : phép điệp ngữ, lời lẽ tự nhiên. - Nội dung : Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.