Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_so_hoc_lop_6_chuong_1_bai_4_so_phan_tu_cua_mot_tap.pptx
Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
- Kiểm tra bài cũ HS1: Làm bài tập 11 (SGK – 12): * a) Số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7 là: 1357. b) Chữ số Chữ số Số đã cho Số trăm hàng Số chục hàng trăm chục 1425 14 4 142 2 2307 23 3 230 0 HS2: Viết tập hợp các chữ số của số: 2 112 555 * Gọi tập hợp các chữ số của số 2 112 555 là A. Suy ra A = {1; 2; 5}.
- 1. Số phần tử của một tập hợp Cho các tập hợp: A = {5} B = {x; y} C = {1; 2; 3; ; 100} D = {0; 1; 2; 3; } Ta nói: Tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử. ? Tập hợp C và tập hợp D có mấy phần tử? Tập C có 100 phần tử, tập hợp D có vô số phần tử. ?1 Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử? D = {0}, E = {bút, thước}, H = {x N| x 10}. * Tập hợp D có một phần tử, tập hợp E có hai phần tử, tập hợp H có 11 phần tử.
- ?2 Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2. * x + 5 = 2 Không có số tự nhiên nào để x + 5 = 2. * Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Tập hợp rỗng được kí hiệu là . Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 5 = 2 là tập hợp rỗng. Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, có thể không có phần tử nào.
- 2. Tập hợp con F Ví dụ: Cho hai tập hợp: E = {x, y} E F = {x, y, c, d}. (hình bên) x c ? Ta thấy có gì đặc biệt ở hai tập hợp này? y d Ta thấy mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F, ta gọi tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F. Định nghĩa tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Ta kí hiệu: AB hay BA và đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B. Ví dụ: Tập hợp D các học sinh nam một lớp là tập hợp con của tập hợp H các học sinh trong lớp đó, ta viết: D H. ? Lấy thêm ví dụ về tập hợp con?
- ?3 Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3} Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập hợp trên. M A, M B, A B, B A. Chú ý: Nếu A B và B A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B. BT: Hãy viết: - Tập hợp A số tự nhiên lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1. - Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 0 = 0. * - Vì không có số tự nhiên nào lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1 nên ta có A = . - Vì 0 + 0 = 0 nên x = 0. Vậy B = {0}.
- BT: Làm bài tập 17 (SGK – 13): Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử? a)Tập hợp A các số tự nhiên không quá 20. b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6. * a) A = {0; 1; 2; 3; ; 19} Tập hợp A có 20 phần tử. b) B = . Tập hợp B không có phần tử nào.
- BÀI TẬP VỀ NHÀ - Học thuộc lí thuyết; - Làm bài tập 16; 18; 19; 20 (SGK – 13) và bài tập 30; 33; 34; 36; 40; 41; 42 (SBT – 5, 6). - Làm bài tập bài luyện tập SGK - 14.