Bài giảng Truyện ngắn - Bài: Đặc điểm chung về truyện ngắn

pptx 16 trang Hải Phong 14/07/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Truyện ngắn - Bài: Đặc điểm chung về truyện ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_truyen_ngan_bai_dac_diem_chung_ve_truyen_ngan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Truyện ngắn - Bài: Đặc điểm chung về truyện ngắn

  1. 3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN
  2. 3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN 3.2.1 Khái niệm 3.2.2 Tiến trình hình thành và phát triển 3.2.3 Đặc trưng cơ bản
  3. 3.2.1. Khái niệm - Thoát thai từ thể truyện thời trung đại, khái niệm và thể loại truyện ngắn lại chỉ được xác lập trong nền văn học hiện đại vào khoảng cuối thế kỉ XIX “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ”. (Lại Nguyên Ân)
  4. Từ điển thuật ngữ văn học ghi nhận truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”.
  5. 3.2.2 Tiến trình hình thành và phát triển của truyện ngắn - Thể loại truyện ngắn tuy đang sống trong hiện tại nhưng nó cũng có quá khứ và tương lại. Để nhận thức đầy đủ bản chất và khả năng của thể loại này tất yếu phải truy tìm nguồn gốc của nó. - Ở phương Tây, truyện ngắn xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XIX, phát triển lên đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga A.T sekhov (1860 – 1904) và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX.
  6. - Sang đến thế kỷ XX, truyện ngắn là một thể loại hết sức phổ biến trên toàn thế giới. - Nhìn ở Việt Nam, tiền thân của truyện ngắn cũng không gì khác hơn là các câu chuyện kể dân gian. Vào thời kỳ trung đại, những tập văn xuôi như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XIV – XV), Thánh Tông di thảo (thế kỷ XV) chính là những tập truyện ngắn đầu tiên của văn học thành văn viết bằng chữ Hán
  7. - Đặc biệt, từ 1930 trở đi, khi nhóm Tự lực văn đoàn ra đời, cộng thêm với hàng loạt các nhà văn hiện thực đầy tài năng xuất hiện - Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ rồi Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển và rất nhiều cây bút viết truyện ngắn tài năng khác cùng nhất loạt xuất hiện - Ba đại diện truyện ngắn tiêu biểu : phong cách truyện ngắn trào phúng thuộc về Nguyễn Công Hoan, phong cách truyện ngắn trữ tình thuộc về Thạch Lam và phong cách truyện ngắn hiện thực chính là Nam Cao.
  8. Từ 1945 đến 1986, truyện ngắn bội thu với hàng loạt các tên tuổi như: Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Địch Dũng, Nguyễn Quang Thân, Đỗ Chu - Sau 1986, theo sự đổi mới về văn học, trong đó có truyện ngắn. Người đầu tiên mở đường cho công cuộc đổi mới văn học là nhà văn Nguyễn Minh Châu với hàng loạt các truyện ngắn xuất sắc như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Bức tranh, Mùa trái cóc miền Nam, Lão Khúng, Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài xa
  9. - Xuất hiện hàng loạt các tên tuổi sáng giá như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Phạm Ngọc Tiến, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Y Ban - Gần đây nhất, nền truyện ngắn Việt Nam lại tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của một số cây bút trẻ với nhiều tác phẩm xuất sắc: Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy
  10. 3.2.3. Đặc trưng cơ bản 3.2.3.1. Nhân vật trong truyện ngắn - Nhân vật là một đối tượng mà văn học miêu tả, được xây dựng bằng những phương tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống hiện thực, mang tính ước lệ và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong từng thể loại. )- Truyện ngắn sống bằng nhân vật, ở những tác phẩm thành công, tác giả đã tạo nên được nhân vật điển hình: họa sĩ Becman (Chiếc lá cuối cùng của O.Henry); A.Q (A.Q chính truyện của Lỗ Tấn); Chí Phèo và Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao; tướng Thuấn (Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp)
  11. - Nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự phát triển của tính cách - Mỗi tác giả thường có một nhân vật trung tâm của mình- ở đó thể hiện rất rõ phong cách của nhà văn, thậm chí có thể từ đó liên hệ với những khía cạnh đời tư của nhà văn - Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật tài hoa kiểu Huấn Cao (Chữ người tử tù), con người có gốc rễ văn hóa như cụ Sáu (Những chiếc ấm đất), cụ Ấm (Chén trà sương). Nam Cao có kiểu nhân vật giao giới – trí thức như Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Độ (Đôi mắt)
  12. - Theo Sêkhốp, nhân vật truyện ngắn phải được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại dưới dạng nào thì tất cả các nhân vật đều hướng tới con người. Chỗ khác biệt cơ bản nhất là nhân vật của tiểu thuyết thường là một thế giới còn nhân vật chính của truyện ngắn chỉ là một mảnh nhỏ của thế giới.
  13. 3.2.3.2. Chi tiết và tình huống truyện a. Chi tiết truyện Khái niệm - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng - Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997)