Bài giảng Văn học dân gian - Chương 12: Trò diễn dân gian và chèo truyền thống

ppt 52 trang Hải Phong 14/07/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn học dân gian - Chương 12: Trò diễn dân gian và chèo truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoc_dan_gian_chuong_12_tro_dien_dan_gian_va_ch.ppt

Nội dung text: Bài giảng Văn học dân gian - Chương 12: Trò diễn dân gian và chèo truyền thống

  1. I. KHÁI QUÁT VAI TRÒ DIỄN DÂN GIAN II. CHÈO DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CÁC VỞ CHÈO CỔ
  2. 1. Khái niệm Sân khấu dân gian nước ta có chèo, múa rối và tuồng đồ a) Múa rối là hình thức sân khấu dân gian thể hiện sự phát triển từ “trò” đến “tích”.Múa rối có múa rối cạn và múa rối nước.Đó là sự hội tụ các sang tạo nghệ thuật và mĩ thuật dân gian đa dạng như nghệ thuật hạm khắc, vẽ màu,kiến trúc, âm nhạc, kể chuyện tài tình, sinh động
  3. b) Về tuồng đồ. Chữ “đồ” trong tuồng đồ có lẽ bắt nguồn từ chữ “đồ” nghĩa là họ học trò, đề phân biệt với “thày”-1 loại tuồng chính thống. - Tuồng đồ không phong phú về vở diễn. Tuồng đồ đặc sắc là “Nghêu sò ốc sên”. - Các nhân vật trong vở tuồng hầu hết là dân thường và quan lại cấp thấp , trang phục đơn giản như trong chèo
  4. c) Tiêu biểu nhất trong loại hình sân khấu dân gian vẫn là chèo dân gian truyền thống hay chèo sân đình
  5. -Nghệ thuật chèo của dân tộc Việt trải qua những chặng đường dài của quá trình hình thành và phát triển, từng đạt tới đỉnh cao nghệ thuật
  6. 1 Tên gọi, nguồn gốc và sự phát triển của “chèo sân đình” • -Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt
  7. -Tên gọi “chèo” và nguồn gốc +có ý kiến cho rằng: • “chèo” là biến âm của “trào” rồi sau gọi lệch là “chèo” • Chèo hình thành trên cơ sở trò nhại và múa hát dân gian • Chèo là kết quả của sự phát triển liên tục của nên ca vũ thuần túy dân tộc từ hình thức một nghi lễ cổ sơ vươn tới một hình thức sann khấu biệt lập và đích thực + Sân khấu chèo bắt nguồn từ nên văn nghệ dân gian của cộng đồng người Việt từ thuở xa xưa
  8. -Nghệ thuật chèo đã hấp thu tinh hoa nghệ thuật văn hóa dân gian của người Việt cổ để hình thành một loại hình sân khấu dân tộc độc đáo mà không lẫn với bất kì nghệ thuật nào
  9. 2 ĐẶC TRƯNG 2.1. Những địa điểm tổ chức biểu diễn của chèo dân gian
  10. - Đơn vị tổ chức chèo là phường, còn gọi là “phường chèo”-“gánh chèo”. Một phường chèo thường đi từ 10-12 người -Sân khấu chèo rất đơn giản, thô sơ, được lập ở bất cứ chỗ nào rộng rãi, bằng phẳng và thuận lợi cho người diễn, người xem như sân đình, cửa chùa, một góc chợ, đám dất rộng dưới gốc đa, phổ biến nhất là sân đình vì thế người ta gọi là “chèo sân đình”.
  11. -Nơi diễn thường trải bằng chiếc chiếu hoa – nơi trung tâm biểu diễn, chiếu trải 2 bên là nơi ngồi của các nhạc công và những diễn viên chưa ra vai. - Một vở chèo luôn có “lớp giáo đầu”- tính tự sự đậm nét trog chèo và “ lớp giáo đầu” này gồm 3 thủ tục:
  12. +Hát vỡ nước: một diễn viên ra hát chúc tụng dân làng vui vẻ, thuận hòa, an khang, có tác dụng thu hút người vào xem chèo. +Dẹp đám: một hay hai người nam dùng gậy múa mồi để dẹp mọi người đang đứng vây quanh chiếu chèo dãn ra nhằm có nơi cho diễn viên biểu diễn. +Giáo trò:có thể nam hoặc nữ kể tích trò hay là nói lên ý nghĩa của tích trò.
  13. -Có 2 hình thức giao lưu giữa diễn viên và khán giả: • +Thứ nhất là ở việc cầm chầu gõ chống tán thưởng, người cầm chầu cần phải am hiểu trò diễn, biết khen chê theo quy ước đã quy định. +Thứ hai là tiếng đế: *Tiếng đế là tiếng khán giả đế vào lời trò làm tăng tính kể chuyện , tính diễn xuất của chèo. *Tiếng đế bao gồm lời hỏi, lời đỡ giọng, lời họa theo của người xem. *Tiếng đế thường có một số công thức nhất định. *Đây là hình thức độc đáo của chèo sân đình.
  14. =>Cách tổ chức, biểu diễn là đặc trưng quan trọng, thể hiện rõ tính tập thể, tính nhân dân của chèo truyền thống.Giữa diễn viên và người thưởng thức dường như không có khoảng cách. Không gian biểu diễn là không gian quây tròn, có khả năng giãn mở. =>Người nông dân đã tạo dựng và tổ chức hình thức biểu diễn nghệ thuật rất phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của mình.
  15. 2.3 tính chất ước lệ, tượng trưng của chèo ( Phù hợp với tính chất kể chuyện của sân khấu chèo truyền thống)
  16. - tính ước lệ của chèo thể hiện ngay cả ở điệu bộ, động tác trạng phục của nhân vật - VD: nữ chính( trạng thục nền nã, điệu bộ khoan thai, ); nữ lệnh( trạng phục sặc sỡ, dáng vẻ đỏng đảng + Chiếc quạt vó xoè ra tượng trưng cho trang giấy đề thơ, thể hiện sự e thẹn của nữ chính, -không gian, thời gian cũng có nhiều tính chất tượng trưng VD: +Thị Kính đi xin sữa vừa đi vừa hát điệu Ru “cha nuôi con tính đã 3 năm”-> 3 năm đã trôi qua.
  17. Mở rộng trí tưởng tượng và cảm xúc của người thưởng thức-nhân vật: tính cách nhất quán tập trung 1 nét tính cách tiêu biểu. -4 vai diễn chính + Vai Đào đào thương( nữ chính) và đào lệch + Vai Sinh( thư sinh, người có học) + Vai Lão; Mãng Ông, Sùng Ông ( vở Quan Âm Thị Kính) + Vai Mụ: Trương Mẫu và Mụ lệch
  18. 2.4 chèo là loại kịch kết hợp với múa hát • Chèo là loại kịch hát-các điệu chèo rất phong phú (khoảng 200 làn điệu khác nhau) • Các điệu hát dùng để diễn tích, thể hiện tình cảm, tính cách nhân vật. • Nhạc chèo chia ra thành các loại tình cảm khác nhau ứng với các làn điệu khác nnhau • Phần lớn có tiếng đệm, tiếng láy đưa hơn. -> bộc lộ tâm trạng nhân vật, lời hát tròn trĩnh dễ nghe.
  19. *Múa chèo -Bắt nguồn từ điệu múa trong dân gian. - Động tác đơn giản, gần gũi với sinh hoạt cộng đồng. Điệu múa kết hợp chặt chẽ với lời ca, nhịp nhàng, hài hòa với làn điệu
  20. 2.5. Nhân vật hề và yếu tố hài trong chèo cổ - Sự xuất hiện đậm đặc yếu tố hài qua các nhân vật hề là đặc điểm nổi bật của chèo, tạo nên giá trị thẩm mĩ độc đáo ở chèo. - Chèo dùng các vai hề để thể hiện yếu tố hài - Nhân vật hề thường là nhân vật ngoài tích, có thể rất linh hoạt xuất hiện trên chiếu chèo, có thể lắp vào bất kì tình huống nào, có thể xuất hiện trong bất cứ tích trò nào, có thể xuất hiện với nội dung diễn xuất mà không dính líu đến cốt truyện
  21. - Các lớp hề có thể làm cấu trúc của vở chèo lỏng lẻo và phá vỡ không khí nhất quán cần thiết của nội dung tích truyện, nhưng nó lại không thể thiếu được, trở thành đặc trưng thẩm mĩ của chèo, tạo nên sự cân bằng và độ căng giãn cần thiết của sân khấu chèo
  22. Ý nghĩa: hề chèo chế giễu tất thảy, không kiêng nể ai, trước hết để pha trò, mua vui, sau là tự cười mình, cười các thói hư tật xấu của nhân dân và phê phán đả kích giai cấp thống trị
  23. - Hề áo ngắn (hề tích cực) đại diện cho những người lao động nghèo khổ, địa vị thấp kém nhưng thông minh, đứng trên quan điểm của nhân dân để trào lộng, phê phán giai cấp thống trị. Tiêu biểu là hề mồi, hề gậy, mẹ gõ. => Hề áo ngắn thường ra bộ ngớ ngẩn, nhầm lẫn để đản kích quan, vạch ra bản chất xấu xa của các bậc "phụ mẫu". Hề đả kích cả tín ngưỡng , thà quyền, Tiên Phật bằng lối trào phúng bất ngờ thể hiện truyền thống dân chủ và lối tư duy duy vật biện chứng tự phát
  24. - Hề áo dài (hề tiêu cực): loại nhân vật itd nhiều đại diện cho tầng lớp trên như quan lại, hào lí, thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ. Các vai hề này thường tự bộc lộ bản chất than lam, ngu ngốc, giả dối của mình, tự giễu mình trên sân khấu,
  25. =>> Tóm lại, yếu tố trào lộng với sự xuất hiện đa dạng của các vai hề là đặc điểm nổi bật của chèo truyền thống. Hề chèo là hình thức lợi dụng sân khấu để đấu tranh phê phán xã hội, thể hiện tư tưởng dân chủ của nhân dân lao động "là hoa mua vui cho quần chúng và là gươm giáo đối với kẻ thù". Tuy nhiên có những chỗ hề chèo còn thể hiện thứ chủ nghĩa tự nhiên thô phã
  26. III. Nội dung tư tưởng các vở chèo cổ
  27. 2.1 Chèo phản ánh hiện thực xã hội ta ngày trước: - Chèo nêu những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến, phê phán những thói xấu, những hạng người xấu, phê phán những gì trái với đạo đức, tâm lí xã hội.
  28. +Nhân dân ta xưa kia chưa nhận thức được một cách tự giác về bản chất của sự phân chia giai cấp, về áp bức bóc lột, nhưng ở trong chèo, ta thấy khá rõ những xung đột giai cấp. + Chèo đã thể hiện mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam là mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân. + Phe nông dân gồm có Mãng Ông, Thị Kính, Anh Nô, Thị Mầu, Lý Trưởng, các quan lại. Những người nông dân luôn phải làm lụng vất vả, bị ức hiếp, mang thân trâu ngựa vì nghèo túng:
  29. +Thân phận con người, nhất là thân phận người phụ nữ đối với nỗi oan khiên chồng chất được thể hiện tập trung cao độ và sâu sắc trong vở chèo này. Nỗi oan Thị Kính đã mang tính điển hình đến mức nó trở thành một thành ngữ quen thuộc “ Oan Thị Kính”.
  30. +Tuy ở địa vị thấp kém nhưng người nông dân luôn luôn phản kháng trong giai cấp thống trị bằng trí tuệ mần tiệp của mình. Tiêu biểu là những vai hề. Hề là thứ vũ khí sắc sảo, tài tình để chiến đấu, luôn luôn tìm cách châm biếm, đả kích kẻ có quyền thế. - Nhiều vở chèo tố cáo những kẻ cầm cân nảy mực trong làng một cách sâu sắc. Đó là Hương câm, Đồ điếc, Lý trưởng xảo trá, ngu ngốc.
  31. - Trên một gác chiếu sân đình mà chèo trình bày được bao cảnh trong xã hội phong kiến: cảnh ly tán bởi chiến tranh phong kiến ( Trương Viên), cảnh bắt vạ ăn khoán (Thị Mầu), cảnh đánh ghen ( Tuần Ty – Đào)
  32. 2. Chèo thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa – yếu tố lãng mạn - Chèo thể hiện quan niêm đúng đắn trong cách đánh giá phẩm chất người lao động. - -Chèo thể hiện lòng yêu mến, quý trọng con người, đặc biệt đề cao người phụ nữ- lớp người mà giai cấp phong kiến cho là thấp hèn nhất.
  33. Vấn đề trọng tâm trong chèo là đạo đức. Chèo phê những người có đạo đức kém. Song giận thì giận người xem vẫn thấy thái độ phê phán là một niềm thương xót, chia sẻ, cảm thông.