Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hoàng Giang

ppt 27 trang buihaixuan21 5390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hoàng Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_6_bai_10_luc_ke_phep_do_luc_trong_luong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hoàng Giang

  1. Giáo viên: Nguyễn Hoàng Giang Năm học : 2019- 2020
  2. Câu hỏi: 1. Em hãy trình bày độ biến dạng của lò xo? 2. Lực đàn hồi là gì? Đặc điểm của lực đàn hồi?
  3. Đo khối lượng Đo độ dài Đo lực
  4. Tiết 11: Bài 10 I.Tìm hiểu lực kế: 1. Lực kế là gì ? Lực kế là dụng cụ dùng để làm gì ?
  5. Tiết 11: Bài 10 I.Tìm hiểu lực kế: 1. Lực kế là gì ? Có nhiều hay ít loại lực kế ? Loại lực kế thường dùng là lực kế nào ?
  6. Tiết 11: Bài 10 I.Tìm hiểu lực kế: 1. Lực kế là gì ? Lực kế có có thể đo được những loại lực nào ?
  7. Tiết 11: Bài 10 I. Tìm hiểu lực kế 1. Lực kế là gì ? Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế. Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
  8. Tiết 11: Bài 10 I. Tìm hiểu lực kế 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản: Lò xo Quan sát chỉ ra Kim chỉ thị các bộ phận của 0 Bảnglực chiakế ?độ 1 2 3 4
  9. Tiết 11: Bài 10 I. Tìm hiểu lực kế 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản: C1: Dùng từ trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: Lực kế có một chiếc một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái . Kim chỉ thị chạy trên mặt một lò xo bảng chia độ kim chỉ thị
  10. Tiết 11: Bài 10 I. Tìm hiểu lực kế 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản: C2: Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.
  11. Tiết 11: Bài 10 I. Tìm hiểu lực kế II. Đo một lực bằng lực kế : 1. Cách đo lực:
  12. Tiết 11: Bài 10 II. Đo một lực bằng lực kế : 1. Cách đo lực: C3: Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa vạch 0 là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực cần đo lực, kim chỉ thị chỉ nằm đúng(1) phương - Cho (2) tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo(3) của lực cần đo. Vậy cách đo lực gồm những bước cơ bản nào ?
  13. Tiết 11: Bài 10 II. Đo một lực bằng lực kế : 1. Cách đo lực: - - Điều chỉnh số 0. - Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế dọc theo phương của lực. - Đọc và ghi giá trị đo.
  14. Tiết 11: Bài 10 II. Đo một lực bằng lực kế : 2.Thực hành đo lực: C4: Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lí 6. So sánh kết quả giữa các nhóm.
  15. Tiết 11: Bài 10 II. Đo một lực bằng lực kế : 2.Thực hành đo lực: Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào ? Tại C5 sao phải cầm như thế ? Trả lời: Khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng. Vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
  16. Tiết 11: Bài 10 II. Đo một lực bằng lực kế : 2.Thực hành đo lực: Vậy có cách nào xác định được trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của nó mà không cần dùng dụng cụ đo không ? 50 g
  17. Tiết 11: Bài 10 III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng C6: Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) 1 N. b) Một quả cân có khối lượng (2) 200 g thì có trọng lượng 2 N. c) Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng (3) 10 N.
  18. Tiết 11: Bài 10 III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng Từ câu C6, các em hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (Với m: khối lượng (kg), P: trọng lượng (N) a) m = 1 kg thì P = .10 . N = 10 .1(N) b) m = 2 kg thì P = 20 N = 10. 2(N) c) m = 3 kg thì P = 30 N = 10. 3(N)
  19. Tiết 11: Bài 10 III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng a) m = 1 kg thì P = 10 N = 10 .1(N) b) m = 2 kg thì P = 20 N = 10. 2(N) c) m = 3 kg thì P = 30 N = 10. 3(N) P = 10.m Trong đó: P : trọng lượng (N) m: khối lượng (kg)
  20. Tiết 11: Bài 10 III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức là: P = 10.m P là trọng lượng (N) m là khối lượng (kg)
  21. Tiết 11: Bài 10 IV. Vận dụng: C9: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn ? Giải: TÓM TẮT: Trọng lượng của xe tải là : m = 3,2 tấn P = 10.m = 10. 3200 = 32 000(N ) = 3200 kg Đáp số : 32 000 N P = ? N
  22. Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng là bao nhiêu ? A. 3,5 g B. 35 g Sai rồi ! C. 350 g D. 3500 g Chúc mừng
  23. - Lực mà ngón tay ta bấm lò xo bút bi vào cỡ 1N. - Lực kéo của một học sinh THCS khoảng từ 50N đến 60N. - Lực do chiếc vợt tác dụng vào quả bóng ở hình bên vào cỡ 500N. - Lực kéo của một con trâu từ 800N đến 1000N.
  24. Để chuẩn bị tốt cho tiết học sau, các em hãy: - Học thuộc ghi nhớ -Làm BT: 10.1 10.5 trong SBT. - Ôn tập các bài đã học tiết tới kiểm tra 1 tiết.