Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 14: Máy cơ đơn giản - Trần Thị Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 14: Máy cơ đơn giản - Trần Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_6_tiet_14_may_co_don_gian_tran_thi_linh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 14: Máy cơ đơn giản - Trần Thị Linh
- PHÒNG GIÁO - DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU TỔ: Toán - Lý Người thực hiện: Trần Thị Linh
- KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Biết khối lượng của một ống bêtông là 200kg . Tính trọng lượng của nó ? Tóm tắt: Giải: m = 200 N Trọng lượng của khối bêtông là: P = ? P = 10 . m = 10 . 200 = 2000 (N) Đáp số: 2000 N 2.Dụng cụ dùng để đo lực là: A. Cân B. Lực kế C. Bình chia độ D. Thước
- ĐẶT VẤN ĐỀ Một ống bêtông nặng bị lăn xuống mương. Có thể đưa nó lên bằng những cách nào và dùng dụng cụ gì cho đỡ vất vả? Chắc ống này phải nặng đến 2 tạ, làm thế nào để đưa lên được đây?
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng: 1. Đặt vấn đề Lực kéo có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật được không ? 2. Thí nghiệm + Mục đích : ? + Chuẩn bị: .? + Tiến hành: ? Lực Cường độ Nhiều người kéo Trọng lượng của vật (N) Tổng 2 lực kéo (N)
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Mục đích: Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán: Liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không ? Chuẩn bị: Giá thí nghiệm; khối kim loại; 2 lực kế
- Tiến hành thí nghiệm: P F1 F2 Tính: F = F1 + F2 Đo trọng lượng C1: So sánh : P F Kéo vật
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng 1. Đặt vấn đề 2. Thí nghiệm Lực Cường độ Trọng lượng của vật .2.(N) Nhiều người kéo Tổng 2 lực kéo .2.(N) 3.Kết luận C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ Ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN C3: Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo này ? ( cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng)
- Trả lời : Trọng lượng của vật lớn mà lực kéo của tay người có hạn nên phải tập trung nhiều bạn, tư thế đứng để kéo lên không thuận lợi ( dễ ngã,không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể, ). • Nêu cách khắc phục khó khăn ở cách kéo này ( Kéo vật lên theo phương thẳng đứng) trong thực tế ?
- II. Các máy cơ đơn giản - Quan sát mô hình các máy cơ đơn giản cụ thể sau, rồi cho biết trong thực tế người ta đã sử dụng các máy cơ đơn giản nào? - Các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường nào ?
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản - Mặt phẳng nghiêng:Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang,dốc - Đòn bẩy: Búa nhổ đinh,kéo cắt giấy, - Ròng rọc: Máy tời ở các công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng, ròng rọc gắn trên đỉnh cột cờ để kéo cờ
- Hãy quan sát xem những máy cơ đơn giản được sử dụng trong cuộc sống như thế nào?
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản Ròng rọc Dùng ròng rọc để đưa ống bê tông ở dưới mương lên
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản Mặt phẳng nghiêng Vạt bờ mương
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản Đòn bẩy Dùng cần vọt
- Khuân vác trực tiếp Ôi! Nặng và mệt quá!
- + Từ những bức tranh vừa quan sát. Em hãy cho biết khi di chuyển hoặc nâng vật nặng thì trường hợp dùng máy cơ đơn giản hay khuân vác trực tiếp dễ dàng hơn ? + Nêu tác dụng của các máy cơ đơn giản ?
- Tác dụng của máy cơ đơn giản: Giúp con người di chuyển hoặc nâng vật nặng dễ dàng hơn.
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản C4. a/ Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn b/ Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN II. Các máy cơ đơn giản C5. Nếu khối lương của ống bêtông là 200kg, lực kéo mỗi người là 400N thì họ có kéo lên được hay không? Vì sao? Giải m = 200 (kg) thì P =10.m = 2000 (N) F kéo 1 người= 400 (N) Lực kéo của 4 người là Fkéo = 4 . 400 = 1600 (N) Fkéo = 1600 (N) nhỏ hơn P = 2000 (N) Vậy không thể kéo ống bê tông lên được.
- C6: Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong đời sống?
- TIẾT 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng II. Các máy cơ đơn giản Ghi nhớ + Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. + Các máy cơ đơn giản thường dùng là Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Về nhà: + Tìm thêm những ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản. + Học bài và làm bài tập 13.1 -> 13.12 sách bài tập. + Soạn bài 14 Mặt phẳng nghiêng
- Bài học đến đây kết thúc. Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe luôn thành công trong công tác Các em học sinh lớp 6 luôn luôn học giỏi