Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 21: Lực. Tác dụng của lực

pptx 16 trang buihaixuan21 7230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 21: Lực. Tác dụng của lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_6_tiet_21_luc_tac_dung_cua_luc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 21: Lực. Tác dụng của lực

  1. TÌNH HUỐNG H: Làm cách nào để dịch chuyển bàn học của HS ra khỏi vị trí ban đầu? TIẾT 21. LỰC – TÁC DỤNG CỦA LỰC 1. Xác định lực kéo, lực đẩy
  2. Ở hình 28.2(TL. 97) ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ? 2 1 - Người số 1: tác dụng lực kéo lên tủ - Người số 2: tác dụng lực đẩy lên tủ
  3. Hãy quan sát ảnh cái vợt đập vào quả bóng: Nhận xét về tác dụng của quả bóng tác dụng lên vợt và tác dụng của vợt lên quả bóng
  4. Quả bóng tác dụng lực đẩy lên vợt và vợt tác dụng lực đẩy lên quả bóng. Quả bóng tác dụng lực mạnh hơn làm lưới của vợt bị đứt * NX: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
  5. 2. Tìm hiểu về lực Quan sát hình ảnh dùng tay thực hiện: - Kéo dãn lò xo - Nén lò xo - Uốn cong lò xo Nhận xét về lực mà tay tác dụng vào lò xo trong từng trường hợp?
  6. 2. Tìm hiểu về lực - Kéo dãn lò xo -> tác dụng lực kéo - Nén lò xo -> tác dụng lực nén - Uốn cong lò xo -> tác dụng lực uốn
  7. 2. Tìm hiểu về lực Như vậy muốn lực tác dụng vào lò xo trong từng trường hợp càng mạnh thì tay ta cần tác dụng lực ntn? -> lực càng mạnh Khi có lực tác dụng vào lò xo trong từng trường hợp thì ta thấy lò xo ntn? -> lò xo bị biến dạng
  8. Quan sát hình ảnh của tay tác dụng lực kéo lên lò xo Phương của lực Chiều của lực
  9. Quan sát hình ảnh của tay tác dụng lực ép lên lò xo Phương của lực Chiều của lực
  10. Khi có lực tác dụng vào lò xo trong từng trường hợp thì ta thấy các lực này có phương và chiều ntn? Mỗi lực có phương và chiều xác định * Nhận xét - Mỗi lực có phương và chiều xác định + Người ta biểu diễn lực bằng đoạn thẳng có hướng để thể hiện phương, chiều của lực + Các lực có cùng độ lớn biểu diễn bằng các mũi tên dài bằng nhau - Lực tác dụng lên vật làm cho vật có thể bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
  11. 3. Xác định hai lực cân bằng - Lực mà 2 đội tác dụng lên sợi dây là lực kéo hay lực đẩy? - Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương, chiều như thế nào? - Nếu sợi dây đứng yên thì lực tác dụng lên sợi dây có đặc điểm gì?
  12. 3. Xác định hai lực cân bằng 1 2 - Lực do đội 1 tác dụng: Phương dọc theo sợi dây, chiều hướng sang trái - Lực do đội 2 tác dụng: Phương dọc theo sợi dây, chiều hướng sang phải
  13. * Nhận xét Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau (cùng độ lớn), tác dụng lên cùng một vật, cùng phương nhưng ngược chiều * NX: Hãy điền chỗ trống Trong trò chơi kéo co, hai đội kéo mạnh ngang nhau thì hai đội sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng Sợi dây đứng yên do chịu sự tác dụng của hai lực cân bằng. Hai lực này mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều nhau Ta có thể biểu diễn các lực này bằng các mũi tên dài như nhau
  14. 4. Lực quán tính * NX: Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính * Bài tập: Giải thích hiện tượng sau: a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái b) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
  15. * Bài tập: Giải thích hiện tượng: a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do có quán tính hành khách không kịp thay đổi tốc độ đột ngột nên bị nghiêng về phía trái b) Bút tắc mực, do có quán tính khi ta vẩy mạnh, giọt mực sẽ rơi xuống đầu ngòi bút nên bút lại có thể viết tiếp được.
  16. * Tổng kết và hướng dẫn về nhà 1. Tổng kết: - YCHS nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài - Đánh giá giờ học. 2. HDVN: * Hướng dẫn bài cũ - Đọc hiểu các nội dung kiến thức trong tiết học về lực, tác dụng lực, hai lực cân bằng, quán tính * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài : Trọng lực - Soạn bài và trả lời câu hỏi: + Trọng lực là gì? + Phương , chiều của trọng lực + Công thức tính trọng lực