Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020 - Phạm Văn Phương

ppt 17 trang buihaixuan21 8610
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020 - Phạm Văn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_bai_11_thuc_hanh_nghiem_lai_luc_day_a.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020 - Phạm Văn Phương

  1. TRƯỜNG THCS PHẠM TRẤN LỚP 8A NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ BÀI 11. THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI - MÉT GV: Phạm Văn Phương THCS Phạm trấn, ngày 02 tháng 12 năm 2019
  2. Mẫu báo cáo thực hành Nghiệm lại lực đẩy ác-si-mét Họ và tên . Lớp 1 – Trả lời câu hỏi C4.Viết công thức tính lực đẩy ác-si-mét. Nêu tên đơn C5. Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy vị của các đại lượng có mặt trong công thức. ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào? a) b) 2 – Kết quả đo lực đẩy ác-si-mét Lần Trọng lượng P Lực F tác dụng lên lực kế khi vật Lực đẩy ác-si-mét đo của vật (N) được nhúng chìm trong nước (N) FA = P – F (N) 1 2 3 + + Kết quả trung bình FA = = 3 3 – Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật Lần Trọng lượng phần nước bị vật chiếm Trọng lượng P1 (N) Trọng lượng P2 (N) đo chỗ: PN = P2 – P1 (N) 1 2 3 PN1 + PN2 + PN3 P = 3 = . 4 – Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ C4: Viết công thức tính lực đẩy Ácsimét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3). 3 FA = d.V V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m ). FA : lực đẩy Ácsimét (N). C5: Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ácsimét cần phải đo những đại lượng nào? a) Đo độ lớn lực đẩy Ácsimét (FA). b) Đo trọng lượng phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích vật (P).
  4. Để đo độ lớn của lực đẩy Ácsimét và trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ cần phải dùng các dụng cụ đo nào? - Để đo độ lớn của lực đẩy Ácsimét cần phải dùng các dụng cụ sau: - Lực kế GHĐ 2 – 5N - Vật nặng cần xác định - Bình chia độ - Một giá thí nghiệm. - Một bình nước - Một khăn lau. - Một cây viết màu. - Một ca có dây treo để đo trọng lượng nước - Mỗi HS một bản mẫu báo cáo TN.
  5. Tiết 14: Bài 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT I. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm HS: - Để đo độ lớn của lực đẩy Ácsimét cần phải dùng các dụng cụ sau: - Lực kế GHĐ 2 – 5N - Vật nặng cần xác định - Bình chia độ - Một giá thí nghiệm. - Một bình nước, ca đong - Một khăn lau. - Một cây viết màu. - Một ca có dây treo để đo trọng lượng nước - Mỗi HS một bản mẫu báo cáo TN. II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM: Nghiệm lại lực đẩy Ác si mét: Nghiệm lại xem độ lớn của lực đẩy Ác- si-mét có bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ hay không?
  6. Tiết 14: Bài 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT III. NỘI DUNG THỰC HÀNH 1- Đo lực đẩy Ac-si-met : 2- Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật: 3- So sánh kết quả đo: PN với FA 4- Nhận xét và rút ra kết luận : IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 1- Đo lực đẩy Ac-si-met : Những lưu ý : :- Hiệu chỉnh lực kế trước khi đo trong mỗi lần đo. -Đặt mắt đọc các giá trị đúng cách. - Đổ nước vừa phải để tránh nước tràn ra ngoài đồng thời nước phải đủ ngập vật nặng.
  7. Đánh giá bài thực hành 1. Đánh giá kỹ năng thực hành. (4 điểm) - Thành thạo trong công việc đo khối lượng: 2 điểm (Còn lúng túng. Trừ 1 điểm) - Thành thạo trong công việc đo trọng lượng: 2 điểm (Còn lúng túng. Trừ 1 điểm) 2. Đánh giá kết quả thực hành. (4 điểm) - Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác: 2 điểm (Báo cáo không đầy đủ, có chỗ chưa chính xác. Trừ 1 điểm) - Kết quả phù hợp: 2 điểm (Còn thiếu xót. Trừ 1 điểm) 3. Đánh giá thái độ tác phong. (2 điểm) - Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực: 2 điểm (Thái độ, tác phong chưa được tốt. Trừ 1 điểm)
  8. Để đo độ lớn của lực đẩy Ácsimét và trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ cần phải đo những đại lượng nào? - Để đo độ lớn của lực đẩy Ácsimét cần phải làm như sau: -Móc vật vào lực kế treo trên giá đọc số chỉ lực kế - trọng lượng vật ngoài không khí (P). -Nhúng vật chìm trong bình chia độ chứa nước đọc số chỉ lực kế - Hợp lực giữa trọng lượng vật và lực đẩy Ác – si – mét (F) -Độ lớn lực đẩy Ác – si mét là: FA = P - F
  9. Tiết 14: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 1. Đo lực đẩy Ác-si-mét: Bước 1: Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí (Hình.1) Ghi giá trị P vào bảng báo cáo. Hình 1 Bước 2: Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước (Hình.2) Ghi giá trị F vào bảng báo cáo. Bước 3: C1: Xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức: FA = ,P - F ghi kết quả vào báo cáo. Hình 2 Thực hiện thí nghiệm này trong 3 lần với thể tích nước ban đầu khác nhau, sau đó tính giá trị trung bình FA= ( FA1+FA2+FA3 ):3 = ?
  10. Tiết 14: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT 2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật: a. Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ V2 V1 Bước 1:Đổ nước vào cốc và Bước 2: Nhúng vật nặng chìm dùng bút màu đánh dấu mực trong nước và đánh dấu mực chất chất lỏng ở mức V1 lỏng ở mức V2 C2: Thể tích (V) của vật được tính như thế nào ? V = V2 - V1
  11. Để đo trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ cần phải đo như thế nào? Cách 1: Đo trọng lượng khối chất lỏng ban đầu đổ vào bình chia độ (PN1) -Đo trọng lượng khối chất lỏng sau khi đổ thêm vào bình chia (PN2) Trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ là: PN = PN2 – PN1 Cách 2: Đo trọng lượng khối chất lỏng được xác định khi đổ thêm vào bình chia PN (thể tích V = V2 – V1) + Đo trọng lượng cốc treo (P1) + Đổ thể tích nước đổ thêm vào cốc treo (V) đo trọng lượng cốc nước (P2) + Trọng lượng nước thêm vào PN = P2 – P1 Cách 3: Hoặc lấy trọng lượng nước là 10000N/m3 cho học sinh tính ngày trọng lượng thể tích nước bị vật chiếm chỗ: PN = V.d
  12. b. Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật. Bước 1: Dùng lực kế đo trọng lượng của cốc treo ➢Ghi giá trị P1 vào báo cáo.
  13. b. Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật. Bước 2: Đổ lượng nước có thể tích V vào cốc treo Đo trọng lượng của cốc nước ➢Ghi giá trị P2 vào báo cáo. ➢Đo P1, P2 ba lần, ghi kết quả vào báo cáo.
  14. Tiết 14: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT 2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật: b. Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật. Bước 3: C3: Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào ? PN = P2 - P1 Thực hiện thí nghiệm này trong 3 lần với thể tích V1 ban đầu khác nhau, sau đó lấy giá trị trung bình: PN = ( PN1+PN2+PN3 ):3 = ?
  15. Tiết 14: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT III. NỘI DUNG THỰC HÀNH IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 1- Đo lực đẩy Ac-si-met : 2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật: 3- So sánh kết quả đo: PN với FA 4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận: ➢FA = P ➢Lực đẩy Ácsimét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (hay phần nước có thể tích bằng thể tích của vật).
  16. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học lại nội dung định luật Ác-si-mét. Đọc trước bài 12: Sự Nổi.