Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực. Quán tính

ppt 14 trang buihaixuan21 5970
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực. Quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_tiet_5_bai_5_su_can_bang_luc_quan_tin.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực. Quán tính

  1. Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau: 100N 50N B A Fk b) a) Lực Fk đặt ở A, có P phương nằm ngang, Trọng lực P đặt ở B, có chiều từ trái sang phải, phương thẳng đứng, có cường độ 150 N chiều từ trên xuống dưới, có cường độ 200 N
  2. Ở lớp 6 ta đã biết một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên (H.5.1). Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thế nào ? Hình 5.1
  3. Tiết 5: I. Hai lực cân bằng 1. Hai lực cân bằng là gì ? Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. C1: Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N bằng các véctơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
  4. Q Trả lời C1: 1 3N * Kể tên và biểu diễn lực: - Quyển sách chịu tác dụng của 2 lực: P1 Trọng lực P1 hướng xuống dưới và lực Q1 = P1 = 3 N đẩy Q1 của mặt bàn hướng lên trên - Quả cầu chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực P hướng xuống dưới và 2 0,5N lực kéo T của sợi dây hướng lên trên T - Quả bóng chịu tác dụng của 2 lực: P2 Trọng lực P3 hướng xuống dưới và lực đẩy Q2 của mặt đất hướng lên trên T = P2 = 0,5 N * Nhận xét: Q2 Các cặp lực trên là hai lực cân bằng: + Điểm đặt: cùng đặt lên một vật. 5N + Cường độ: bằng nhau. + Phương: cùng nằm trên một đường thẳng. P3 + Chiều: ngược chiều. Q2 = P3 = 5 N
  5. 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động Ta biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc. Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật thay đổi. Vậy khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ ra sao ? Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi, tức là vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. a) Dự đoán Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều b) Thí nghiệm kiểm tra
  6. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng 5.1 Thời gian(s) Quãng đường đi Vận tốc được S(cm) v(cm/s) Trong 2 giây đầu t1= 2s S1 = 14cm v1 = 7cm/s Trong 2 giây tiếp t2= 2s S2 = 14cm v2 = 7cm/s Trong 2 giây cuối t3= 2s S3 = 14cm v3 = 7cm/s c) Kết luận: Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
  7. II. QUÁN TÍNH 1. Nhận xét. Ô tô, tàu hỏa, xe máy khi bắt đầu chuyển động không đạt ngay vận tốc lớn mà phải tăng dần ; khi đang chuyển động, nếu phanh (thắng) gấp cũng không dừng lại ngay mà còn trượt tiếp một đoạn. Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. Vậy quán tính là gì ? Quán tính là tính giữ nguyên vận tốc của vật. Vật có khối lượng càng lớn, quán tính càng lớn và ngược lại.
  8. 2. Vận dụng C6: Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào ? Tại sao ? Búp bê ngã về phía sau. Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe do ma sát. Nhưng thân và đầu búp bê chưa kịp thay đổi vận tốc do quán tính, nên vẫn đứng yên. Vì vậy búp bê ngã về phía sau.
  9. C7: Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào ? Tại sao ? Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe dừng đột ngột, chân búp bê bị dừng lại cùng với xe do ma sát. Nhưng thân và đầu búp bê chưa kịp thay đổi vận tốc do quán tính, nên vẫn chuyển động, vì vậy mà búp bê ngã về phía trước.
  10. C8: Hãy Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây: a) Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên trái. Khi ôtô đột ngột rẽ phải, mông và chân hành khách bị kéo về bên phải do ma sát. Nhưng thân người và đầu hành khách chưa kịp chuyển động về bên phải do quán tính, nên vẫn đứng yên. Vì vậy hành khách trên xe bị nghiêng về sang trái.
  11. b) Khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta gập lại. Khi chạm đất, bàn chân dừng lại vì bị cản. Nhưng toàn thân và cẳng chân chưa kịp thay đổi vận tốc do quán tính, nên vẫn chuyển động xuống dưới. Vì vậy chân ta gập lại. c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được. Khi tay dừng lại đột ngột, bút cũng dừng lại do ma sát. Nhưng mực chưa kịp thay đổi vận tốc do quán tính, nên vẫn chuyển động. Vì vậy mà mực văng ra ngoài, và bút lại viết tiếp được.
  12. d) Khi cán búa lỏng, ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất. Khi gõ mạnh đuôi cán xuống đất, nó dừng lại đột ngột do bị cản, nhưng đầu búa không kịp thay đổi vận tốc do quán tính nên vẫn chuyển động. Vì vậy mà đầu búa ngập sâu vào cán búa. e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Khi Giật nhanh tờ giấy dưới đáy cốc, thì giấy chuyển động cùng với tay, nhưng cốc chưa kịp thay đổi vận tốc do quán tính, nên cốc vẫn đứng yên.
  13. Tiết 5:
  14. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ. - Làm các bài tập 5.1, 5.2, 5.3. 5.4 (SBT) - Đọc trước bài : Lực ma sát