Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh Khối 5 trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà - Trần Thị Ngọc Ánh

pptx 30 trang Hải Phong 15/07/2023 4561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh Khối 5 trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà - Trần Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_bien_phap_ren_ky_nang_doi_don_vi_do_do_dai.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh Khối 5 trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà - Trần Thị Ngọc Ánh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI HÀ CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU VỀ DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Giáo viên : Trần Thị Ngọc Ánh Trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà
  2. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI CHO HỌC SINH KHỐI 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN QUẢNG HÀ I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP II. NỘI DUNG III. HIỆU QUẢ IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  3. I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, biết ước lượng độ dài của một vật cụ thể, biết cân, đo, đong, đếm. Một trong các nội dung được vận dụng rất nhiều vào thực tiễn cuộc sống đó là đổi các đơn vị đo độ dài. Nội dung giảng dạy về đo độ dài các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo độ dài mang tính trừu tượng và khái quát cao. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu biện pháp “Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà.”
  4. I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Tổng số bài SL TL % SL TL % SL TL% SL TL% 5C 37 11 29,73 10 27,03 13 35,13 3 8,11 Khối 5 149 36 24,16 45 30,2 52 34,9 16 10,74
  5. I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP Do hầu hết học sinh chưa thuộc thứ tự các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài. Do học sinh thường không xác định được NGUYÊN NHÂN bài tập cần làm có dạng gì. Do kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế.
  6. II. NỘI DUNG Các biện pháp rèn học sinh kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài: 1 2 3 4 5 Bồi Luyện kĩ Tăng Biểu dưỡng Nhận xét, năng cường cơ dương, nâng cao rút kinh thực sở vật tuyên nhận nghiệm hành. chất. truyền. thức.
  7. Biện pháp: luyện kĩ năng thực hành * Giúp học sinh ghi nhớ thứ tự và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - Đồ dùng trực quan: km hm dam m dm cm mm Đơn vị đo độ dài 2 đơn vị liền kề hơn kém nhau 10 lần - Ngoài ra tôi còn 1 số cách làm để học sinh nhớ lâu: + Chia nhóm cho học sinh kiểm tra chéo các bảng đơn vị đo độ dài + Thi đua giữa các nhóm để biết được nhóm nào tích cực giúp đỡ nhau trong học tập tốt hơn. + Tổ chức trò chơi đầu hoặc cuối tiết học để học sinh nhớ bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
  8. Biện pháp: luyện kĩ năng thực hành * Phân loại các dạng bài và hướng dẫn học sinh cách giải từng dạng. a. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. 2 Có 4 tiểu dạng: a, 41 m = cm ; b, m = cm 4 c, 4,1658 m = cm ; d, 4,3 m = cm Cách 1: + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. + Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép nhân với 10, 100, 1000 , VD: 41 m = cm. + m và cm hơn (kém) nhau 100 lần: 1m = 100 cm + Ta có phép nhân tương ứng: 41 x 100 = 4100 Vậy: 41 m = 4100 cm.
  9. a. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. Có 4 tiểu dạng: a, 41 m = cm ; b, 2 m = cm 4 c, 4,1658 m = cm ; d, 4,3 m = cm Cách 2: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: 10 10 10 10 10 10 Km hm dam m dm cm mm + Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. + Dựa vào số khoảng cách trên để lập phép nhân với 10. (cứ mỗi khoảng cách nhân với 10). Ví dụ: m = cm 10 10 + Viết tên các đơn vị có liên quan. m dm cm + Xác định từ m đến cm có 2 khoảng cách. + Ta có phép nhân: x 10 x 10 = 50. Vậy m = 50 cm
  10. a. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. 2 Có 4 tiểu dạng: a, 41 m = cm ; b, m = cm 4 c, 4,1658 m = cm ; d, 4,3 m = cm Cách 3: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. + Ứng với mỗi khoảng cách thì dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải một chữ số (mỗi khoảng cách ứng với 1 chữ số). Ví dụ: 4,1658 m = cm + Viết tên các đơn vị có liên quan: m dm cm + Từ m đến cm có hai khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang phải hai chữ số bằng cách chỉ vào chữ số 1 đếm “một”, chỉ vào chữ số 6 đếm “hai”, nói “phẩy” viết dấu phẩy. Tức là vừa chỉ vừa đếm “một - hai - phẩy”, lúc này dấu phẩy chuyển về sau chữ số 6. Vậy: 4,1658 m = 416,58 cm
  11. a. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. 2 Có 4 tiểu dạng: a, 41 m = cm ; b, m = cm 4 c, 4,1658 m = cm ; d, 4,3 m = cm Cách 4: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Ghi các chữ số trong số đã cho vào vị trí các đơn vị tương ứng (chữ số hàng đơn vị viết dưới đơn vị đã cho, mỗi chữ số ứng với một đơn vị, nếu đơn vị nào không có chữ số thì viết 0). + Nếu là số thập phân thì viết dấu phẩy của số thập phân ở vị trí đơn vị cần đổi. Ví dụ: 4,3 m = cm + Viết tên các đơn vị có liên quan: m dm cm + Ghi các chữ số 4 và 3 vào vị trí các đơn vị tương ứng, đơn vị cm chưa có chữ số tương ứng nên ta viết một chữ số 0 vào vị trí của cm. Ta có: m dm cm 4 3 0 + Viết dấu phẩy về sau chữ số của đơn vị cm. Vậy 4,3 m = 430 cm.
  12. b. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Có 4 tiểu dạng: a, 73 mm = dm; b, 73000 mm = dm. c, 4165,8 cm = m ; d, 4,3 cm = m Cách 1: + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. + Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép chia cho 10, 100, 1000, Hoặc nhân với 0,1; 0,01; 0,001; VD: 73 mm = dm. 1 + mm kém dm 100 lần: 1 mm = 100 dm = 0,01 dm + Ta có phép chia (nhân) tương ứng: 73 : 100 = = 0,73 hoặc 73 x 0,01 = 0,73 Vậy: 73 mm = 0,73 dm.
  13. b. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Có 4 tiểu dạng: a, 73 mm = dm; b, 73000 mm = dm. c, 4165,8 cm = m ; d, 4,3 cm = m Cách 2: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: 10 10 10 10 10 10 Km hm dam m dm cm mm + Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. + Dựa vào số khoảng cách trên để lập phép chia cho 10. (cứ mỗi khoảng cách chia cho 10). VD: 73000 mm = dm. + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: dm cm mm + Từ mm đến dm có 2 khoảng cách nên ta có phép chia: 73000 : 10 : 10 = 730 Vậy : 73 000 mm = 730 dm
  14. b. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Có 4 tiểu dạng: a, 73 mm = dm; b, 73000 mm = dm. c, 4165,8 cm = m ; d, 4,3 cm = m Cách 3: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. + Ứng với mỗi khoảng cách thì dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên trái một chữ số (mỗi khoảng cách ứng với 1 chữ số). Ví dụVD: :416573000,8 mmcm == mdm. + Viết tên các đơn vị đocó liêncó liênquanquan: mtheodmthứ tự từcmlớn đến bé: dm cm mm + Từ cm đến m có hai khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang trái hai chữ số bằng cách + Từ mm đến dm có 2 khoảng cách nên ta có phép chia: 73000 : 10 : 10 = 730 chỉ vào chữ số 5 đếm “một”, chỉ vào chữ số 6 đếm “hai”, nói “phẩy” viết dấu phẩy. Tức là vừa chỉ vừaVậyđếm:“một73 000- haimm- phẩy= 730”, lúcdmnày dấu phẩy chuyển về trước chữ số 6. Vậy: 4165,8 cm = 41,658 m
  15. b. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Có 4 tiểu dạng: a, 73 mm = dm; b, 73000 mm = dm. c, 4165,8 cm = m ; d, 4,3 cm = m Cách 4: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Ghi các chữ số trong số đã cho vào vị trí các đơn vị tương ứng (chữ số hàng đơn vị viết dưới đơn vị đã cho, mỗi chữ số ứng với một đơn vị, nếu đơn vị nào không có chữ số thì viết 0) + Nếu là số thập phân thì viết dấu phẩy của số thập phân ở vị trí đơn vị cần đổi. Ví dụ: 4,3 cm = m + Viết tên các đơn vị có liên quan: m dm cm mm + Ghi các chữ số 4 và 3 vào vị trí các đơn vị tương ứng, đơn vị dm và m chưa có chữ số tương ứng nên ta viết một chữ số 0 vào vị trí của cm. Ta có: m dm cm mm 0 0 4 3 + Viết dấu phẩy ở sau chữ số của đơn vị m. Vậy 4,3 cm = 0,043 m.
  16. c. Dạng 3: Đổi từ hai đơn vị đo sang một đơn vị đo. Có 3 tiểu dạng: a, 8m5cm = cm; b, 8m5cm = mm. c, 8m5 cm = m Cách 1: Đổi lần lượt từng đơn vị đã cho ra đơn vị cần đổi đến rồi cộng các kết quả lại với nhau. VD: a, 8m 5cm = cm. b, 8m 5cm = mm. c, 8m 5cm = m. + Đổi: 8 m = 800 cm; 5 cm = 5 cm5 . + Đổi: 8 m = 8000 mm; 5 cm = 50 mm. Đổi: 8m 5cm = 8m + 5cm = 8m + m = 8 m = 8,05 m 100 + Ta có 800 cm + 5 cm = 805 cm + Ta có 8000 mm + 50 mm = 8050 mm Hoặc: 8m 5cm = 8m + 5cm = 8m + m = 8m + 0,05m = 8,05 m Vậy: 8m 5cm = 805 cm. Vậy: 8m 5cm = 8050 mm. Vậy: 8m 5cm = 8,05 m.
  17. c. Dạng 3: Đổi từ hai đơn vị đo sang một đơn vị đo Có 3 tiểu dạng: a, 8m5cm = cm; b, 8m5cm = mm. c, 8m5 cm = m Cách 2: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Ghi các chữ số trong số đã cho vào vị trí các đơn vị tương ứng (chữ số hàng đơn vị viết dưới đơn vị đã cho, mỗi chữ số ứng với một đơn vị, nếu đơn vị nào không có chữ số thì viết 0) + Nếu là số thập phân thì viết dấu phẩy của số thập phân ở vị trí đơn vị cần đổi. VD: c, 8m 5cm = m. + Viết các đơn vị liên quan: m dm cm + Viết các chữ số tương ứng với các đơn vị: m dm cm 8 0 5 Vậy: 8m 5cm = 8,05 m.
  18. d. Dạng 4: Đổi từ một đơn vị đo sang hai đơn vị đo Có 2 tiểu dạng: a, 3285 m = km m; b, 12,45 m = m mm Cách làm: + Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé: Km hm dam m dm cm mm + Ghi các chữ số trong số đã cho vào vị trí các đơn vị tương ứng (chữ số hàng đơn vị viết dưới đơn vị đã cho, mỗi chữ số ứng với một đơn vị, nếu đơn vị nào không có chữ số thì viết 0) + Viết các giá trị vào đơn vị cần đổi. VD: a,b, 328512,45mm == kmm mmm + Viết các đơn vị liên quan: kmdam hmm dmdam cmm mm + Viết các chữ số tương ứng với các đơn vị: damkm mhm dmdamcm m mm 1 3 2 2 4 8 5 5 0 Vậy: 328512,45mm ==312kmm285450mmm. . .
  19. Biện pháp: luyện kĩ năng thực hành * Tổ chức các trò chơi học tập Hết10985421763 giờ 12 m 3cm = 12,3 m S 356 m = 0,356 km Đ 6 dm 79 mm = 67,9cm Đ 1hm 8m = 1,8 dam S
  20. Ai 5km 302m = .5,302 km
  21. 5km 75m = .5,075 km
  22. 302m = 0,302 km
  23. III. HIỆU QUẢ Kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng sau khi áp dụng biện pháp: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Sĩ số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 5C 37 18 48,65 16 43,24 3 8,11 0 0 5A 38 16 42,11 15 39,47 7 18,42 0 0 5B 37 15 40,54 14 38,84 8 21,62 0 0 5D 37 11 29,73 15 40,54 11 29,73 0 0
  24. III. HIỆU QUẢ Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Tổng số bài SL TL % SL TL % SL TL% SL TL% 5C 37 11 29,73 10 27,03 13 35,13 3 8,11 Khối 5 149 36 24,16 45 30,2 52 34,9 16 10,74 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Sĩ số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 5C 37 18 48,65 16 43,24 3 8,11 0 0 5A 38 16 42,11 15 39,47 7 18,42 0 0 5B 37 15 40,54 14 38,84 8 21,62 0 0 5D 37 11 29,73 15 40,54 11 29,73 0 0
  25. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Dạy học chuyển đổi số đo độ dài là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với học sinh vì kiến thức này không chỉ gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của các em mà nó còn giúp các em làm tốt các bài tập toán trong chương trình học. Với sự giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp, tôi đã thực hiện tốt các biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh khối 5 trong trường. Trong quá trình giảng dạy và rèn luyện kĩ năng cho học sinh tôi đã rút ra được bài học bổ ích cho bản thân đó là: Để đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy học nói chung và việc rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo nói riêng, ngoài việc trang bị kiến thức cần thiết, người giáo viên cần phải nắm được trình độ của học sinh lớp mình phụ trách, phân loại học sinh đúng, từ đó có những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Trong quá trình dạy học, GV cần linh hoạt, dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm.Có đôi khi phải dùng ngôn ngữ đời thường, những mẹo vặt để giúp học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu kiến thức.
  26. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2. Kiến nghị: Nhà trường cần: - Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học để giáo viên và học sinh có thể dạy tốt, học tốt. - Thường xuyên mở các chuyên đề về dạy học đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 5 để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.