Bài thuyết trình Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5A “Dạng toán chuyển động đều”

pptx 20 trang Hải Phong 15/07/2023 4461
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5A “Dạng toán chuyển động đều”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_giai_toan_co_l.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5A “Dạng toán chuyển động đều”

  1. 3. Mục tiêu 3.1 Học sinh nhận biết “ cái đã cho ” và “ cái phải tìm ” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, chẳng hạn : khi dạy toán về chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận tốc với thời gian đi đường. 3.2 Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng. 3.3 Học sinh giải được một số bài toán điển hình được hình thành từ lớp 4 đến lớp 5 như sau : Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số. Giải toán về tỉ số phần trăm. Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều ( hoặc ngược chiều ) Giải toán có nội dung hình học 3.4 Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.
  2. Nôi dung của giải pháp A. những biện pháp thực thi 1.Nhận biết các yếu tố của bài toán : 2. Phân loại bài toán có lời văn : - Phân loại theo đại lượng : Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như : + Các bài toán về số lượng. + Các bài toán về khối lượng của vật. + Các bài toán về các đại lượng trong hình học - Phân loại theo số phép tính : + Bài toán đơn : là bài toán mà khi giải chỉ cần một phép tính - ở lớp 5, loại này thường dùng nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức Ví dụ : Để dạy phép cộng số đo thời gian, có bài toán “Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút, rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quảng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ? (Ví dụ 1- trang 131 sách Toán 5 ). Từ bản chất bài toán, học sinh hình thành phép cộng : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút. + Bài toán hợp : là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính trở lên. Loại bài toán này dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 5, bài toán này có mặt ở hầu hết các tiết học toán. Hai cách phân loại này đóng vai trò không lớn trong quá trình dạy học.
  3. - Phân loại theo phương pháp giải : Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán. Ví dụ 1 : Mua 12 quyển vở hết 240.000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ? Ví dụ 2 : Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ ? Ví dụ 3 : Một gia đình gồm 3 người ( bố, mẹ và con ). Bình quân thu nhập hàng tháng là 800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền ? Đối với học sinh , khi giải 3 bài toán này, giáo viên luôn chú ý hỏi xem bài toán thuộc dạng nào ? (quan hệ tỉ lệ ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học ( cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập ở ví dụ 2 , ví dụ 3 bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh có dịp so sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh . Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.
  4. Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, tuởng tuợng, tư duy qua các bài toán : - Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải. Ví dụ : Lớp học có 40 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 8 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam ? bao nhiêu học sinh nữ ? (dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ). Ta có thể diễn đạt bằng một trong các sơ đồ sau :
  5. Hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết để học sinh có phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo : Các phẩm chất đó là : - Hình thành nề nếp học tập, làm việc có kế hoạch. - Rèn luyện tính cách cẩn thận, chu đáo trong học tập . - Rèn luyện tính chính xác trong diễn đạt. - Rèn luyện ý thức vượt khó khăn trong học tập .
  6. Quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn : Bước 1 : Đọc kỹ đề toán. Có đọc kỹ đề học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa, nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Từ đó rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Bước 2 : Phân tích – tóm tắt đề toán : Bài toán cho ta biết gì ? Hỏi gì ( tức là yêu cầu gì ) ? – Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn phần đã cho và phần phải tìm của bài toán được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới sơ đồ các đoạn thẳng. Bước 3 : Tìm cách giải bài toán Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp . Bước 4 : Trình bày bài giải. Trình bày lời giải ( nói – viết ) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải ( khi giải xong cần thử lại xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi bài toán, có phù hợp với điều kiện của bài toán không ? ) – trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không ?
  7. Huớng dẫn cụ thể cách giải bài toán ở dạng “ Toán chuyển động đều ” Đối với dạng toán này, có các dạng bài nổi bật sau : 1. Loại toán chuyển động thẳng đều có 1 đối tượng chuyển động : v = s : t s = v x t t = s : v v = vận tốc s = quãng đường t = thời gian
  8. Ví dụ : Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị km/giờ ( Toán 5 trang 144 ) Hướng dẫn cách giải - Gọi 1 học sinh đọc đề bài Giáo viên : Đề bài cho biết những gì ? Giáo viên : Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì? Giáo viên : Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm thế nào ? Giáo viên : Vậy quãng đường phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ? Giáo viên : Hãy đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy .
  9. Chuyển động trên dòng nước : Ta vận dụng theo công thức + Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước + Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực - Vận tốc dòng nước + Vận tốc xuôi dòng - Vận tốc ngược dòng = Vận tốc dòng nước x 2 Ví dụ 1 : Một chiếc thuyền có vận tốc khi nước lặng là 12km/giờ. Nếu dòng nước có vận tốc là 3km/giờ. Hãy tính : Vận tốc khi thuyền xuôi dòng . Vận tốc của thuyền khi ngược dòng . Hướng dẫn cách giải Yêu cầu học sinh vận dụng công thức để tính Vận tốc khi thuyền xuôi dòng : 12 + 3 = 15 km/giờ Vận tốc của thuyền khi ngược dòng : 12 - 3 = 9 km/giờ Đáp số : Xuôi dòng 15 km/giờ Ngược dòng 9 km/giờ
  10. Ví dụ : Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau ? Hướng dẫn cách giải Gọi học sinh đọc đề Bài toán cho chúng ta biết gì ? Hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán
  11. Kết quả kiểm tra ngày 09/10/2020 được thống kê như sau: Thời gian kiểm Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện phép tính đúng tra Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đầu năm tháng 3 = 10% 27 = 90% 8 =27% 22 = 73% 9/2020 9/10/2020 12 = 40 % 18 = 60 % 15 = 50 % 15 = 50 % Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II Cuối năm