Bài thuyết trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo - Đỗ Minh Kiên

pptx 17 trang Hải Phong 14/07/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo - Đỗ Minh Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_va_quan_ly_ngan.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo - Đỗ Minh Kiên

  1. Kiên Giang, ngày 9 tháng 11 năm 2020 Thành viên nhóm thực hiện 1. ĐỖ MINH KIÊN 2. NGUYỄN THÀNH Ý Lớp 40 CĐSP Sử Địa
  2. (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  3. Thông tư 28/2020 Thông tư 32/2020
  4. (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều lệ gồm có 7 chương, 45 điều I II TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ QUY ĐỊNH CHUNG NHÀ TRƯỜNG III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG IV NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN V NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN VI TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA HỌC SINH CỦA NHÀ TRƯỜNG VII QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
  5. Một số nội dung trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của học sinh; tài sản và tài chính của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nhiệm vụ nhà trường: “Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học” Loại hình trường: Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục Cấp quản lý: Trường tiểu học do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc thành lập và quản lý
  6. Một số nội dung trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm: Hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh (Từ điều 10 đến điều 16) Quy định về tổ chức hoạt động giáo dục: Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục; Các hoạt động giáo dục; Sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và tài liệu giáo dục địa phương; Phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập; Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh (Từ điều 17 đến điều 22)
  7. Một số nội dung trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Nhiệm vụ của giáo viên “Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường”. Đây là một nhiệm vụ cốt lõi mà giáo viên phải tự chủ động thực hiện tốt trong suốt quá trình dạy học Giáo viên chủ nhiệm có quyền: “Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục” Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp; Hành vi ứng xử, trang phục; Khen thưởng và xử lý vi phạm của giáo viên, nhân viên (Điều 30, 31, 32)
  8. Một số nội dung trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Quyền và nhiệm vụ của học sinh: Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn; Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
  9. Một số nội dung trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Tài sản của nhà trường bao gồm: Cơ sở vật chất; Thiết bị giáo dục; Thư viện của nhà trường Tài chính của nhà trường: Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính theo Luật ngân sách và các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước; Nhà trường có trách nhiệm công khai thu, chi hàng năm và quản lý tài chính, theo quy định hiện hành. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong thực hiện các hoạt động giáo dục, đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc trao đổi tình hình rèn luyện, học tập và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; tạo điều kiện để cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đến lớp tìm hiểu và hỗ trợ học sinh rèn luyện, học tập,
  10. Một số nội dung trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của học sinh; tài sản và tài chính của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nhiệm vụ nhà trường: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Loại hình trường: Trườngtrung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục
  11. Một số nội dung trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt (Từ điều 10 đến điều 16) Quy định về tổ chức hoạt động giáo dục: Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục; Các hoạt động giáo dục; Sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và tài liệu giáo dục địa phương; Phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập; Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh (Từ điều 17 đến điều 22)
  12. Một số nội dung trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Nhiệm vụ của giáo viên: Thực hiện tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; Trau đồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp; Hành vi ứng xử, trang phục; Khen thưởng và xử lý vi phạm của giáo viên, nhân viên (Điều 30, 31, 32) Giáo viên không được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp Khoản 2 Điều 38
  13. Một số nội dung trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Quyền và nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước; Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân; Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông; Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Học sinh được phép dùng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập Khoản 4 Điều 37
  14. Một số nội dung trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Tài sản của nhà trường bao gồm: Cơ sở vật chất; Thiết bị giáo dục; Thư viện của nhà trường Tài chính của nhà trường: Tài sản, tài chính của trường trung học được đầu tư, cung cấp, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: : Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đồng thời, huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi