Bài giảng Tiếng Anh - Tìm hiểu phạm trù dạng theo ngữ pháp tạo sinh - Trương Văn Ánh

ppt 18 trang phanha23b 08/04/2022 2930
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Anh - Tìm hiểu phạm trù dạng theo ngữ pháp tạo sinh - Trương Văn Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_anh_tim_hieu_pham_tru_dang_theo_ngu_phap_tao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Anh - Tìm hiểu phạm trù dạng theo ngữ pháp tạo sinh - Trương Văn Ánh

  1. TÌM HIỂU PHẠM TRÙ DẠNG THEO NGỮ PHÁP TẠO SINH Trương Văn Ánh Trường Đại học Sài Gòn 1
  2. Cải biến câu bị động hay phạm trù dạng có từ lâu đời khi các điểm ngữ pháp của các ngôn ngữ được xây dựng có hệ thống. Có thể nói những cấu trúc cải biến câu cơ bản và có từ lâu nhất là hình thức chuyển đổi dạng câu: chủ động và bị động. Năm 1957, học giả người Mỹ, Noam Chomsky, chính thức đưa ra lý thuyết cải biến tạo sinh (generative transformation) là cơ sở ban đầu cho ngữ pháp tạo sinh (generative grammar). Kể từ đó thuật ngữ cấu trúc chìm (deep structure) là hữu hạn có thể tạo ra rất nhiều những cấu trúc nổi (surface structure) là vô hạn xuất hiện và dẫn đến sự ra đời của một loại hình bài tập mới trong các kỳ thi: Cải biến câu, đặc biệt là cải biến câu ở phạm trù dạng. 2
  3. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, chúng tôi sưu tập ngữ liệu từ nhiều nguồn, khảo sát việc học tập của sinh viên, biên soạn những cấu trúc bằng các công thức cô đọng dễ hiểu về cải biến câu thuộc phạm trù dạng. Dựa trên lý thuyết cải biến tạo sinh, lý thuyết vết, lý thuyết dời, quy tắc gắn kết và chi phối, của Noam Chomsky chúng tôi cố gắng minh họa việc cải biến các mẫu câu thuộc phạm trù dạng. 3
  4. Theo Nguyễn Đức Dân, xuất phát từ một số hữu hạn các quan sát, thí nghiệm, người ta xây dựng thành những lý thuyết khái quát – những mô hình – nhằm giải thích các sự kiện đã biết và dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Để nghiên cứu một đối tượng, người ta thường xây dựng những mô hình của nó – xây dựng những cái đẳng cấu với nó theo những phương diện mà ta quan tâm. Lý thuyết T được xây dựng trên các mô hình M dựa trên các mối qua hệ R. 4
  5. Trước Noam Chomsky cấu trúc câu trong các ngôn ngữ được cải biến tập trung ở phạm trù dạng: chủ động và bị động. Theo ông, câu bị động trong ngữ pháp cải biến – tạo sinh gắn với phép cải biến động từ là một phổ niệm hình thức của các ngôn ngữ. Mặc dù cả cấu trúc chủ động và cấu trúc bị động ở đây đều là cấu trúc nổi, nhưng trong quan niệm của hầu hết các nhà ngữ pháp cải biến-tạo sinh thì cấu trúc chủ động được coi là gần gũi với sự biểu hiện của cấu trúc sâu còn cấu trúc bị động được phái sinh từ cấu trúc chủ động nhờ “phép cải biến bị động” (passive transformation). 5
  6. Theo lý thuyết vết (Trace Theory) được phát triển bởi Fiengo (1974;1977) và Chomsky (1975;1976), nhiều ngôn ngữ trình bày sự phi đối xứng trái-phải nằm trong việc xử lý cú pháp. Vì vậy, thí dụ như, hầu hết thuyết dời chỗ trong tiếng Anh đều dời chỗ các yếu tố sang trái; các thí dụ tương tự là việc đặt câu hỏi, sự đưa lên trước, thao tác chủ đề hóa và sự cải biến thành tiểu cú liên quan. GS. Nguyễn Đức Dân (2012) cho rằng sự dời chỗ thể hiện quan hệ của những thành tố giữa hai cấp độ, trong đó một yếu tố được dời từ một vị trí này sang vị trí khác để hình thành cấu trúc mới. Theo đó, nguyên lý “Move-α” nghĩa là dời một phạm trù α nào đó tới một chỗ nào đó. 6
  7. Cải biến câu cũng được Chomsky giải thích dựa trên lý thuyết chi phối và gắn kết (Government and Binding Theory, 1980). GB miêu tả sự hiểu biết về ngôn ngữ như là một tập hợp những lý thuyết bộ phận gắn kết với nhau, bao gồm những nguyên lý phổ quát và tham biến vận dụng cho từng ngôn ngữ cụ thể. Trong tiếng Anh lý thuyết GB được thể hiện qua sự chi phối của các quy tắc cú pháp trong việc kết hợp câu. Các cấu trúc chìm, trên thực tế, được vận dụng linh hoạt để tạo ra các cấu trúc nổi theo lý thuyết này. 7
  8. Các cấu trúc câu phải dựa trên sự tương đương để cải biến. Các tác giả L. Spalatin (1969), T. Krzeszowski, A. Mettinger (1990) và Bùi Mạnh Hùng (Ngôn ngữ học đối chiếu, nxb Giáo dục, 2008) đã đề ra các khung tương đương để làm nền tảng cho sự cải biến từ câu này sang câu khác. Theo Bùi Mạnh Hùng, những cuộc tranh luận về các kiểu TC thường xoay quanh các kiểu tương đương. Cho đến nay, các kiểu tương đương theo xác định của T. Krzeszowski (1990) có vẻ đa dạng hơn cả. Ông dùng khái niệm “2-text”, được xác định là bất kì hai văn bản nào, dưới dạng viết hoặc nói, để diễn đạt cùng một ý, dù có các cấu trúc khác nhau, đều được gọi là tương đương. 8
  9. Trong câu, vị trí các yếu tố không phân bố một cách võ đoán, chúng có quan hệ với nhau về mặt phân bố, nghĩa là các yếu tố có những vị trí nhất định để đóng các vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Sự phân bố này là các ngữ cảnh của các yếu tố trong ngôn ngữ. Nếu một câu có chứa A và có dạng “B A C”, nếu bỏ A thì còn lại chuỗi “B – C”. Chuỗi này gọi là ngữ cảnh của A. Tìm được các chuỗi có chứa A sẽ tìm được sự phân bố của A. 9
  10. Theo Chomsky và những học giả cùng trường phái, một ngữ pháp của một ngôn ngữ phải có khả năng tạo sinh một cách tường minh tất cả những câu có tính ngữ pháp trong ngôn ngữ ấy và chỉ những câu đó mà thôi. Về hình thức, ngữ pháp là một cơ chế hữu hạn để tạo ra một tập hợp vô hạn các câu của ngôn ngữ, và tạo ra một cách tường minh. Để đảm bảo tạo sinh được vô hạn các câu thì các quy tắc phải có tính đệ quy (recursive). Đó là những quy tắc cho phép tái tạo lại những yếu tố dùng để tạo sinh. 10
  11. Lý thuyết vết của Chomsky là một lý thuyết quan trọng trong việc giải thích các hiện tượng cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ âm. Lý thuyết vết đề cập tới vai trò chủ đề. Vết được xem là một yếu tố ngữ âm zéro. Vị trí của nó là một yếu tố ban đầu trong cấu trúc chìm. Yếu tố này được chuyển sang vị trí khác trong sự chuyển đổi câu hay đã bỏ đi khi không cần thiết vì lý do nào đó (như sự lượt bỏ đi). Do đó vết trừu tượng này coi như bắt buộc. Qua khái niệm vết này ta nhận ra quan hệ chủ đề. 11
  12. Hệ thống quy tắc ngữ pháp có nhiều tiểu bộ phận: (i) Từ vựng (ii) Cú pháp Bộ phận phạm trù Bộ phận biến đổi (iii) Bộ phận biểu hiện dạng thức ngữ âm (PF) (iv) Bộ phận biểu hiện dạng thức lô gích Các bộ phận này tương tác với nhau. Từ vựng là tiểu bộ phận và bộ phận phạm trù tạo thành cơ sở ngữ pháp, nó sinh ra cấu trúc chìm. Chúng chiếu xạ tới S bằng quy tắc dời chỗ - α (Move – α) và để lại các vết. Bộ phận biến đổi được tạo thành từ quy tắc này. 12
  13. Mô hình hóa các câu chủ động-bị động tiêu biểu Sách theo Khung tham chiếu châu Âu đã gợi cho chúng tôi phương thức sắp xếp các mẫu câu từ dễ đến khó theo 6 cấp độ tăng dần: A1- Movers, A2 – KET, B1 – PET, B2 – FCE, C1 – CAE và C2 – CPE. Các mẫu câu này đã qua giảng dạy thực tiễn và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 13
  14. Trong các khoa học nhân văn, nhiệm vụ của khoa học là phân loại, nghĩa là nhà khoa học phải thực hiện hai công việc chính: - Quan sát các hiện tượng, đối tượng khảo cứu càng nhiều càng tốt. - Tập hợp, sắp xếp các đối tượng đã quan sát để rút ra kết luận về cơ cấu, tổ chức của chúng. 14
  15. • Để nghiên cứu một đối tượng, người ta thường xây dựng những mô hình của nó – xây dựng những cái đẳng cấu với nó theo những phương diện mà ta quan tâm. • Hình thức hóa câu chủ động-bị động tức là xây dựng các mô hình sao cho giữa các mô hình và các câu chủ động-bị động có mối quan hệ đẳng cấu. Đây là các mô hình được mã hóa từ các câu chủ động-bị động điển hình trong tiếng Anh. Các mô hình này sẽ giúp các sinh viên dễ tiếp thu được câu chủ động-bị động và có thể thực hiện ngôn ngữ một cách thành thạo. 15
  16. Các mô hình tiêu biểu về phạm trù dạng trong tiếng Anh được sắp xếp theo các mẫu câu (xem phụ lục 35 mẫu câu chủ động-bị động). Có thể nói đây là các mô hình chìm hữu hạn để tạo ra vô số các câu chủ động-bị động trong thực tiễn của tiếng Anh. Trong các mẫu câu này, chúng tôi chỉ sử dụng các yếu tố/thành phần câu chính và các tham biến của chúng mà không đưa vào các thành phần phụ của câu như định ngữ và trạng ngữ. 16
  17. Giải thích sự cải biến các câu chủ động-bị động tiêu biểu bằng các lý thuyết của Noam Chomsky Dựa trên các lý thuyết của Chomsky, đặc biệt là lý thuyết vết, chúng tôi giải thích khái niệm vết qua ví dụ về vết trong câu bị động. 17
  18. Các mẫu câu tiêu biểu này được phân tích và giải thích bằng các lý thuyết ngôn ngữ của Noam Chomsky: Lý thuyết dời, Lý thuyết vết, lý thuyết câu chêm, lý thuyết gắn kết và chi phối, lý thuyết ràng buộc cục bộ, Tất cả các mẫu câu chủ động – bị động tiêu biểu, sau khi được mô hình hóa, đều được giải thích bằng các lý thuyết này một cách tường minh. 18