Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

docx 11 trang Minh Lan 14/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_tin_hoc_lop_9_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: TIN HỌC 9 Tổng % Mức độ nhận thức (4-11) Chương điểm Nội dung/đơn TT / (12) vị kiến thức (1) chủ đề (3) Vận dụng (2) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I: Mạng máy tính Mạng thông tin 5 câu 3 2 toàn cầu 1.25 đ 0.75đ 0.5đ Internet 12.5% và Internet Tổ chức và truy 5 câu cập và tìm 3 2 1 1.25 đ kiếm thông tin 0.75đ 0.5đ 12.5% trên Internet Tìm hiểu thư 5 câu 3 2 điện tử 1.25 đ 0.75đ 0.5đ 12.5% Một số vấn đề xã hội của tin Bảo vệ thông 8 câu Chương II: 4 3 1 tin máy tính 2.75 đ 1đ 0.75đ 1đ học 27.5% 2 Tin học và xã 8 câu 3 3 1 1 hội 3.5 đ 0.75đ 0.75đ 1đ 1đ 35% Tổng số câu 16 12 2 1 31 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  2. PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HƯNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: TIN HỌC 9 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Chương / TT /Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức biết Vận hiểu dụng Nhận Thông VD cao 1 Nhận biết: - Nêu được khái niệm, đặc điểm mạng Internet - Nêu được một số dịch vụ, ứng dụng của Internet - Chỉ ra được các công việc cần làm để kết nối một máy tính vào Internet Mạng Thông hiểu: thông tin - Phân biệt được điểm khác biệt giữa 3 TN 2 TN toàn cầu Internet và các mạng LAN, WAN Internet - Giải thích được vì sao Internet là mạng của các mạng máy tính - Hiểu được lợi ích khi sử dụng các dịch vụ và ứng dụng của Internet - Liên hệ thực tế các bước kết nối vào Internet của gia đình (nhà trường) Nhận biết Chương I: - Nêu được khái niệm hệ thống Mạng máy www, trang web, website, địa chỉ tính và trang web, địa chỉ website. Internet - Nêu được khái niệm trình duyệt web, kể tên một số trình duyệt thông dụng. - Nêu được khái niệm máy tìm kiếm, kể tên một số máy tìm kiếm. Tổ chức và Thông hiểu: truy cập - Phân biệt được trang siêu văn bản thông tin, và trang web. tìm kiếm - Giải thích được Internet là kho dữ 3 TN 2 TN thông tin liệu khổng lồ mà bất cứ ai cũng có trên thể truy cập và sử dụng. Internet - Xác định được từ khoá ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước - Hiểu được các bước truy cập vào trang web và các bước tìm kiếm thông tin trên Internet. Vận dụng: - Sử dụng được trình duyệt để truy cập vào các trang web, lưu trang web, lưu hình ảnh, video và đánh dấu trang.
  3. - Sử dụng được máy tìm kiếm thông tin trên Internet bằng từ khóa, xem kết quả tìm kiếm là hình ảnh, video - Thực hiện được việc tìm kiếm Video trên Youtube Nhận biết: - Nêu được khái niệm thư điện tử - Nêu được các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử - Nêu được chức năng của thư điện tử - Nhận biết được thành phần của địa chỉ thư điện tử Thông hiểu: - Chỉ ra được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác. - Hiểu quy trình hoạt động của hệ Tìm hiểu thống thư điện tử. 3 TN 2 TN thư điện tử - Phân biệt được khái niệm hộp thư điện tử và địa chỉ thư điện tử. - Biết cách sử dụng dịch vụ thư điện tử một cách có hiệu quả. Vận dụng: - Thực hiện được việc: Tạo hộp thư điện tử, đăng nhập, gửi, nhận thư, đính kèm tệp, tải tệp tin kèm theo thư điện tử Vận dụng cao: Giải thích được vì sao mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu 2 Chương Nhận biết: II: Một số - Nêu được các yếu tố cơ bản ảnh vấn đề xã hưởng tới an toàn thông tin máy hội của tính. - Nêu được khái niệm virus Tin học máy tính và tác hại của virus máy tính. - Nhận biết được biểu hiện của máy tính khi bị nhiễm virus. Bảo vệ - Chỉ ra được các con đường lây lan 1 TL thông tin 4 TN 3 TN của virus máy tính (TH) máy tính - Nêu được một số phần mềm diệt virus máy tính. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải bảo vệ thông tin máy tính. - Hiểu và thực hiện được việc phòng tránh virus máy tính. Vận dụng:
  4. - Thực hiện được việc lưu trữ dự phòng bằng các phương pháp: sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa. - Thực hiện được việc tải, cài đặt, quét virus bằng PM diệt virus thông dụng. Nhận biết: - Nhận thức được tin học là động lực cho sự phát triển của xã hội. - Nêu được các lợi ích mà tin học và máy tính đem lại trong các lĩnh vực quen biết. - Nêu được các khái niệm: nền kinh tế tri thức, xã hội tin học hóa. - Chỉ ra được những lĩnh vực của CMCN 4.0. - Nêu được những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội tin học hóa. Thông hiểu: - Thực hiện được việc đánh giá độ tin cậy của thông tin trên Internet, ứng xử có văn hóa, tuân thủ pháp luật trên môi trường mạng. - Lấy được các VD chứng minh tác động của tin học đối với xã hội. - Nêu được VD cho thấy CNTT tạo điều kiện chia sẻ tri thức giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Tin học và con người. 3 TN 3 TN 1 TL 1 TL xã hội - Lấy được VD trong các lĩnh vực chính của CMCN 4.0 Vận dụng: - Liên hệ được tác động của tin học đến bản thân và gia đình. - Chứng minh được tầm quan trọng của tin học trong xã hội ngày nay. - Liên hệ bản thân trong việc thực hiện các yêu cầu để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong xã hội tin học hóa. Vận dụng cao: - Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet. - Giải thích được vì sao CNTT là nền tảng, động lực phát triển của nền kinh tế tri thức. - Thông qua các lĩnh vực chỉ ra được cơ hội, thách thức của CMCN 4.0, thích ứng của bản thân với CMCN
  5. 4.0 Tổng 16 12 2 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  6. PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: TIN HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm: Câu 1: Dịch vụ nào dưới đây không phải là dịch vụ trên Internet? A. Tra cứu thông tin trên web C. Thư điện tử B. Chuyển phát nhanh D. Tìm kiếm thông tin trên Internet Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng Internet? A. Phạm vi hoạt động trên toàn cầu B. Có nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú C. Không thuộc quyền sở hữu của ai D. Thông tin chính xác tuyệt đối. Câu 3: Để kết nối với Internet, máy tính phải được cài đặt và cung cấp dịch vụ bởi: A. Người quản trị mạng máy tính C. Người quản trị mạng xã hội B. Nhà cung cấp dịch vụ InternetD. Một máy tính khác Câu 4: Internet là mạng của các mạng máy tính vì: A. Internet là hệ thống kết nối các máy tính và mạng máy tính ở quy mô toàn thế giới B. Internet có các dịch vụ và ứng dụng được nhiều người sử dụng C. Các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ mạng rồi từ đó kết nối vào Internet D. Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào Internet một cách tự nguyện và bình đẳng Câu 5: Ứng dụng nào mang đến cho mọi người cơ hội học "mọi lúc, mọi nơi"; nhận bài tập, tài liệu học tập, nộp kết quả qua Internet? A. Hội thảo trực tuyến C. Tìm kiếm thông tin trên Internet B. Thương mại điện tử D. Đào tạo qua mạng. Câu 6: World Wide Web là gì? A. Một trò chơi máy tính B. Một phần mềm máy tính C. Một hệ thống các website trên Internet cho phép người sử dụng xem và chia sẻ thông tin qua các trang web được liên kết với nhau D. Tên khác của Internet Câu 7: Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet dựa trên các từ khóa theo yêu cầu của người dùng B. Kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng danh sách liệt kê các liên kết C. Từ khóa là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp D. Máy tìm kiếm có thể tìm mọi trang web trên Internet và cho kết quả đầy đủ theo yêu cầu của người dùng Câu 8: Trong các tên sau đây, tên nào không phải là tên của trình duyệt web? A. Microsoft Edge B. Google Chrome C. Cốc cốc D. Unikey Câu 9: Để tìm kiếm thông tin về virus Corona, em sử dụng từ khóa nào sau đây để thu hẹp phạm vi tìm kiếm nhất ?
  7. A. "Virus Corona" B. Virus Corona C. Corona D. "Virus" + "Corona" Câu 10: Tại sao nói Internet là kho dữ liệu khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể truy cập và sử dụng ? A. Vì có thể sử dụng máy tìm kiếm để tìm được tất cả các thông tin cần tìm. B. Vì Internet có rất nhiều dịch vụ và ứng dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng C. Vì thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí. D. Vì mạng Internet bao gồm hàng triệu website chứa thông tin trải khắp thế giới. Mỗi website lại bao gồm các trang web chứa thông tin được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Câu 11: Địa chỉ thư điện tử có dạng: A. Tên đường phố@viết tắt của tên quốc gia B. Tên đăng nhập@địa chỉ máy chủ thư điện tử C. Tên người sử dụng & Tên máy chủ thư điện tử D. Tên đường phố # Viết tắt của tên quốc gia Câu 12: Với thư điện tử phát biểu nào sau đây là sai? A. Chi phí thấp, thời gian chuyển gần như tức thời, một người có thể gửi đồng thời cho nhiều người, có thể gửi kèm tệp. B. Tệp tin đính kèm theo thư có thể chứa virus, vậy nên cần kiểm tra độ tin cậy trước khi tải về. C. Hai người có thể có địa chỉ thư điện tử giống hệt nhau. D. Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử. Câu 13: Để có thể gửi/nhận thư điện tử, trước hết ta phải làm gì ? A. Đăng kí với bưu điện B. Mở tài khoản thư điện tử bằng cách đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử C. Tìm kiếm địa chỉ thư điện tử bằng máy tìm kiếm D. Đăng kí mở tài khoản với ngân hàng Câu 14: Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào? A. Nên xóa tất cả các thư trong hộp thư đến. B. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết. C. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng xong. D. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những người lạ. Câu 15: Cách nào dưới đây là cách tốt nhất để biết địa chỉ thư điện tử của bạn em, nếu em và bạn em đã trao đổi thư điện tử với nhau? A. Tìm trong danh bạ địa chỉ của hệ thống thư điện tử B. Thử một địa chỉ thư điện tử bất kì nào đó C. Gọi điện cho bạn để hỏi D. Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm trên Internet. Câu 16: Những thao tác hay sự cố nào dưới đây có thể dẫn đến việc mất mát hoặc hỏng thông tin trong máy tính?
  8. A. Tắt máy tính không hợp lệ B. Tắt màn hình trong khi máy tính vẫn hoạt động C. Nghe nhạc bằng máy tính trong khi soạn thảo văn bản D. Mất kết nối mạng trong khi đang truy cập Internet Câu 17: Virus máy tính là: A. Một loại bệnh của máy tính do môi trường sử dụng máy tính bị ô nhiễm gây ra B. Một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác. C. Một người tìm cách truy cập vào máy tính của người khác để sao chép các tệp một cách không hợp lệ. D. Một tệp chương trình hoặc tệp dữ liệu bị hỏng không thể mở ra được nữa. Câu 18: Hãy chỉ ra phương án sai. Virus máy tính thường lây lan phổ biến qua các đường: A. Lây qua các phần mềm bẻ khóa, phần mềm sao chép lậu. B. Qua đường thư điện tử. C. Qua quá trình sao chép thông tin giữa các máy tính hoặc giữa máy tính và các thiết bị lưu trữ dữ liệu. D. Qua đường dây điện trong phòng có máy tính. Câu 19: Chỉ ra phương án sai. Virus máy tính có thể gây ra các tác hại sau: A. Thay đổi cách thức hoạt động bình thường của máy tính, chẳng hạn như làm chậm hoạt động của máy tính. B. Gửi thư điện tử từ máy tính của em tới máy tính khác mà em không biết. C. Làm hỏng công tắc nguồn máy tính hoặc làm rạn nứt màn hình. D. Làm cho máy tính liên tục khởi động lại sau ít phút. Câu 20: Em nên làm gì nếu phát hiện ra máy tính của mình bị nhiễm virus? A. Gửi thư điện tử thông báo cho các bạn để họ đề phòng. B. Sử dụng phần mềm diệt virus để quét và diệt virus đã lây nhiễm vào máy tính. C. Xóa ngay tất cả các tệp tin có phần mở rộng là .exe D. Tắt máy tính và mang đến cửa hàng sửa máy tính để thay ổ đĩa cứng. Câu 21: Khi em nhận được thư điện tử có tệp đính kèm nghi ngờ là virus từ một người quen, em nên xử lý như thế nào? A. Mở tệp đính kèm và lưu tệp đó vào máy tính của mình. B. Mở tệp đính kèm và xóa tệp đó ngay nếu nhận thấy tệp bị nhiễm virus. C. Trước khi mở tệp đính kèm, em tìm cách nhắn tin hoặc gửi một thư điện tử khác cho người đã gửi thư để kiểm tra có đúng người đó gửi tệp đó cho em hay không. D. Trước khi mở tệp đính kèm, em chuyển sang máy tính khác để mở lại thư điện tử đó. Câu 22: Có cần thiết phải lưu ý đến việc bảo vệ thông tin máy tính hay không? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Hoàn toàn không cần thiết. Máy tính hoạt động rất chính xác và ổn định vì thế thông tin lưu trong máy tính được an toàn tuyệt đối. B. Không cần thiết. Tuy có thể xảy ra sự cố với máy tính nhưng máy tính có những công cụ để bảo vệ thông tin trong máy tính luôn được an toàn.
  9. C. Hết sức cần thiết. Máy tính tuy hoạt động chính xác và ổn định nhưng có thể xảy ra những sự cố gây mất mát thông tin trong máy tính. D. Rất cần vì máy tính thường xuyên gặp sự cố nên độ an toàn của thông tin lưu trong máy tính rất thấp. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không phải là lợi ích của máy tính và mạng Internet đối với học sinh? A. Giúp tiết kiệm thời gian và cung cấp nhiều tư liệu làm bài tập dự án B. Giúp nâng cao kiến thức bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến C. Giúp giải trí bằng cách xem mạng xã hội và chơi điện tử suốt cả ngày D. Giúp mở rộng giao lưu kết bạn với các bạn nước ngoài Câu 24: Lĩnh vực nào không là xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ? A. Internet vạn vật (IOT)C. Dây chuyền sản xuất hàng loạt nhờ máy phát điện B. Trí tuệ nhân tạo D. Dữ liệu lớn Câu 25: Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của: A. Xã hội tin học hóa. C. Mạng Internet B. Nền kinh tế tri thức. D. Cách mạng công nghiệp 4.0 Câu 26: Chỉ ra phát biểu sai. Khi mua phần mềm bản quyền em sẽ có lợi ích: A. Có tài liệu chính thức hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm. B. Có thể sao chép phần mềm và bán lại cho người khác. C. Có thể nhận được các hỗ trợ kĩ thuật từ những người phát triển phần mềm. D. Sử dụng được hết các tính năng của phần mềm, không bị hạn chế như bản dùng thử. Câu 27: Hành động nào dưới đây không bị phê phán? A. Đăng một bài thơ em mới sáng tác lên trang cá nhân của em trên mạng xã hội. B. Đưa hình ảnh và thông tin về một người bạn của em lên Internet khi chưa được sự đồng ý của bạn đó. C. Tìm kiếm và tải về công cụ bẻ khóa một phần mềm không có bản quyền. D. Phát tán thông tin có trên Internet nhưng không biết thông tin đó đúng hay sai. Câu 28: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây: A. Khi sử dụng thông tin trên Internet, em chỉ được trích dẫn tối đa một đoạn ngắn. B. Thông tin trên Internet là những thông tin không chính xác. C. Nếu sử dụng thông tin tra cứu được trên Internet em cũng cần ghi rõ nguồn thông tin. D. Thông tin số hóa là những thông tin không có bản quyền. II. Tự luận Câu 1: (Làm trong giờ thực hành) Hãy lưu trữ các tệp trong thư mục Tailieu_Họctap tại ổ D bằng hình thức lưu trữ trực tuyến với dịch vụ Google Drive. Câu 2: Theo em, để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của xã hội tin học hóa, mỗi cá nhân cần thực hiện những điều gì? Câu 3: Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet?
  10. PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HƯNG ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ KT HK I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: TIN HỌC 9 I. Trắc nghiệm: 7 điểm (Mỗi câu đúng được 0.25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/A B D B C D C D D A D B C B A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A A A B D C B C C C C B B A C II. Tự luận (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Sử dụng dịch vụ Google Drive để lưu trữ được các tệp trong thư mục 1 (1điểm) Tailieu_Họctap tại ổ D Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của xã hội tin học hóa, mỗi cá nhân cần thực hiện: - Trang bị những kiến thức, kĩ năng tin học để có thể chủ động tận dụng ưu điểm, nắm bắt cơ hội nâng cao hiểu biết, tri thức cho bản thân. 1 - Đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên Internet bởi vì không phải mọi thông Câu 2 (mỗi tin trên Internet đều chính xác. (1điểm) ý - Cẩn trọng và trách nhiệm khi đưa thông tin lên mạng. 0.20) - Nhận thức được thông tin, dữ liệu là tài sản, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc cung cấp, sử dụng, bảo vệ thông tin của bản thân, thông tin người khác và thông tin chung của mọi người. - Học tập, rèn luyện văn hóa ứng xử, tuân thủ pháp luật trên môi trường mạng. Thông tin là tài sản chung, là nguyên liệu để tạo ra tri thức, là nguồn lực phát triển xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của Internet, sẽ không có biên giới nào Câu 3 ngăn cản các dòng thông tin trên mạng. Một thông tin bất kì được đưa lên mạng 1 (1điểm) chỉ sau vài giây đã có thể có hàng chục người đọc được và con số này có thể tăng với tốc độ hàm mũ theo thời gian. Do vậy phải có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet. NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT CỦA TỔ CM XÁC NHẬN CỦA BGH BGH Phạm Thị Hoài Hà Thị Kim Dinh Phạm Thị Dung