Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 51: Biểu thức đại số. Giá trị của biểu thức đại số

pptx 10 trang buihaixuan21 5740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 51: Biểu thức đại số. Giá trị của biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dai_so_lop_7_tiet_51_bieu_thuc_dai_so_gia_tri_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 51: Biểu thức đại số. Giá trị của biểu thức đại số

  1. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 1. Khái niệm về biểu thức đại số: a) Bài toán(TL-28) - Viết biểu thức số biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5(cm) và chiều dài bằng 8(cm). - Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5cm và a cm. - Viết phép tính để tính độ dài đoạn thẳng AB dưới dạng một biểu thức chứa chữ A C D B x cm y cm 4cm
  2. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 1. Khái niệm về biểu thức đại số: a) Bài toán(TL-28) + Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5cm và chiều dài bằng 8cm là: C = 2.(5 + 8) + Biểu thị chu vi của h.c.n có hai cạnh liên tiếp bằng 5cm và a cm là: C = 2.(5 + a) + Biểu thức biểu thị độ dài của đoạn thẳng AB là: x + y + 4
  3. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 1. Khái niệm về biểu thức đại số: a) Bài toán(TL-28) b) Khái niệm (TL-28) Biểu thức đại số là biểu thức gồm các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, các chữ (đại diện cho các số) Ví dụ: 2x - 5 là một biểu thức đại số c) Đọc các biểu thức đại số TL- 29
  4. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 1. Khái niệm về biểu thức đại số: d) Chú ý(TL-29) Để cho gọn, khi viết các biểu thức đại số, người ta thường không viết dấu nhân giữa các chữ, cũng như giữa số và chữ Ví dụ: Để cho gọn ta viết xy (nhân số x với số y) thay cho x.y Viết 4x (nhân 4 với số x) thay cho 4. x, - Thông thường, trong một tích, người ta không viết thừa số 1, còn thừa số (–1) được thay bằng dấu “–” ; chẳng hạn, ta viết x thay cho 1x, viết –xy thay cho (–1)xy, -Trong biểu thức đại số, người ta cũng dùng các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
  5. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 1. Khái niệm về biểu thức đại số: e) Viết biểu thức đại số biểu thị(TL-29) - Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 40 km/h ; -Biểu thức biểu thị quãng đường là: S = 40x - Tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ô tô trong y (h) với vận tốc 45 km/h. - Biểu thức biểu thị tổng quãng đường là: S = 5x + 45y Diện tích hình chữ nhật EFGH ở hình (1): a.(b+c) Diện tích hình chữ nhật EFGH ở hình (2): a.b
  6. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 2. Biến số: a) Khái niệm(TL-29) Trong biểu thức đại số, những chữ đại diện cho một số tùy ý được gọi là biến số(gọi tắt là biến) b) Chú ý(TL-29) * Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn: • x + y = y + x ; xy = yx ; • xxx = x3 ; • (x + y) + z = x + (y + z) ; (xy)z = x(yz) ; • x(y + z) = xy + xz ; 150 1 * Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu, chẳng hạn ; t x − 0,5 (với các biến t, x nằm ở mẫu) chưa được xét đến trong chương này.
  7. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 2. Biến số: c) Sử dụng tính chất phân phối để viết tiếp vào chỗ trống( ) 3(x+5) = . 3x + 3.5 (2+x)5 = .2.5 + x.5 4(x-2)= .4.x - 4.2 2x + 2.5 = 2(x + 5) 3.4+ 4.x = 4(3 + x) 2.x -2.4 = 2(x -4) 3. Giá trị của một biểu thức đại số a) Ví dụ: Cho biểu thức đại số 2m + n Thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức đại số 2m + n ta được: 2.9 + 0,5 = 18,5 Vậy giá trị của biểu thức đại số 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 là 18,5 b) Cách tính giá trị của một biểu thức đại số(TL-30)
  8. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 3. Giá trị của một biểu thức đại số c)Tính giá trị của biểu thức đại số: +) 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 Thay x = -1 vào biểu thức đại số 3x2 – 5x + 1 ta được: 3.(– 1)2 – 5(– 1) + 1 = 9 Vậy giá trị của biểu thức đại số 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 là 9 +) x2y tại x = -4 và y = 3 Thay x = -4 và y = 3 vào biểu thức đại số x2y ta được: (– 4)2. 3= 48 Vậy giá trị của biểu thức đại số x2y tại x = -4 và y = 3 là 48
  9. CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ TIẾT 51. BÀI 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. GIÁ TRỊ CỦA BIEUR THỨC ĐẠI SỐ 4. Luyện tập Bài 3(TL - 31). Bạn Hà đã mua hai quyển vở, giá mỗi quyển là 5000 đồng và mua x chiếc bút chì, giá mỗi chiếc là 4000 đồng a) Biểu thức biểu thị số tiền Hà phải trả: 2.5000 + x. 4000 (đồng) b) Huy không mua vở nhưng lại mua nhiều mua nhiều hơn Hà 3 chiếc bút chì(giá cũng là 4000 đồng một chiếc) Biểu thức đại số biểu thị số tiền Huy phải trả là: ( x + 3). 4000 (đồng) Bài 4(TL-31). Tính giá trị của mỗi biểu thức đại số sau tại m = - 1 và n = 2 a) 3m – 2n Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức đại số 3m – 2n, ta được: 3.(-1) – 2.2= -7 Vậy giá trị của biểu thức đại số 3m – 2n tại m = -1 và n = 2 là -7 b) 7m + 2n - 6 Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức đại số 7m + 2n - 6, ta được: 7.(-1) + 2.2 – 6 = -9 Vậy giá trị của biểu thức đại số 7m + 2n - 6 tại m = -1 và n = 2 là -9
  10. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại các nội dung kiến thức về biểu thức đại số, cách tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của biến. - Nghiên cứu nội dung phần D, E để thấy được tác dụng của Toán học với sức khỏe con người. - Làm bài tập 1,2,5(TL-31) - Nghiên cứu, chuẩn bị bài mới: Đơn thức (Mục AB1– TL33)