Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tuần 25: Luyện tập Số trung bình cộng

ppt 15 trang buihaixuan21 4830
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tuần 25: Luyện tập Số trung bình cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_7_tuan_25_luyen_tap_so_trung_binh_cong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tuần 25: Luyện tập Số trung bình cộng

  1. TUẦN 25, TIẾT 100 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1.1. Kiến thức: - HS lập được bảng tần số và tính được số trung bình cộng. 1.2. Kĩ năng: - HS lập được bảng tần số và tính được số trung bình cộng, tìm được mốt của dấu hiệu. 1.3. Thái độ: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
  2. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK, SBT, máy tính bỏ túi, thước thẳng. 2. Học sinh: - SGK, SBT, thước kẻ, máy tính bỏ túi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài học (5ph) 2. Hoạt động luyện tập (25ph)
  3. Kiểm tra bài cũ ◼ Viết công thức tính số trung bình cộng? x n+ x n + x n + + x n X = 1 1 2 2 3 3 kk N ◼ Trả lời bài tập 16 (Tr20 – SGK)
  4. Bài tập 16 (SGK-Tr 20) Quan sát bảng “tần số” (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu không? Vì sao? Giá trị (x) 2 3 4 90 100 Tần số (n) 3 2 2 2 1 N = 10 Bảng 24 Ta thấy sự chệnh lệch giữa các giá trị rất lớn do đó không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện.
  5. Tiết 48. LUYỆN TẬP
  6. Bài tập 17 (SGK-Tr 20) Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy giáo lập được bảng 25: Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số (n) 1 3 4 7 8 9 8 5 3 2 N = 50 Bảng 25 a) Tính số trung bình cộng. b) Tìm mốt của dấu hiệu.
  7. Bài tập 17 (SGK-Tr 20) a) Lập bảng tần số: Thời gian (x) Tần số (n) Các tích (x.n) 3 1 3 4 3 12 5 4 20 6 7 42 7 8 56 8 9 72 9 8 72 10 5 50 11 3 33 12 2 24 384 X = = 7,68 N = 50 Tổng: 384 50 b) Mốt của dấu hiệu: M = 8 Mốt của dấu hiệu ( M 0 ) là giá trị có 0 tần số lớn nhất trong bảng tần số.
  8. Bài 18 (SGK-Tr 21) Để đo chiều cao của 100 học sinh lớp 6 (đơn vị đo: cm) và được kết quả theo bảng 26: Chiều cao (sắp xếp theo khoảng) Tần số (n) Hướng dẫn ý b): 105 1 - Tính số TBC của từng khoảng 110 - 120 (110+120) : 2 = 7 - Nhân các số TB vừa tìm được 121 - 131 35 với các tần số tương ứng. 132 - 142 45 - Thực hiện tiếp các bước để tính số TBC. 143 - 153 11 155 1 N = 100 a) Bảng này có gì khác so với những bảng “tần số” đã biết? b) Ước tính số trung bình cộng trong trường hợp này a) Bảng này gồm một nhóm các giá trị gần nhau được ghép vào thành một giá trị của dấu hiệu → được gọi là bảng phân phối ghép lớp.
  9. Bài 18 (SGK-Tr 21) b) Từ bảng 26, ta có bảng sau: Chiều Tần số Các tích cao (n) (x.n) (x) 105 1 115 7 126 35 137 45 148 11 155 1 N = 100 Tổng: X =
  10. Bài 18 (SGK-Tr 21) b) Từ bảng 26, ta có bảng sau: Chiều Tần số Các tích (x.n) cao (n) (x) 105 1 105 115 7 805 126 35 4410 137 45 6165 148 11 1628 155 1 155 13268 N = 100 Tổng: 13268 X = =132,68 100
  11. Củng cố x n+ x n + x n + + x n 1, Công thức tính số TBC của dấu hiệu: X = 1 1 2 2 3 3 kk N Số TBC thường được dùng để làm “đại diện” 2, Ý nghĩa của số TBC : cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại. Mốt của dấu hiệu ( M 0 ) là giá trị có 3, Mốt của dấu hiệu: tần số lớn nhất trong bảng tần số.
  12. Bài tập thêm Tính điểm trung bình của 2 bạn Thương và Hạnh trong cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet qua các vòng thi từ 1-5, biết: Vòng thi 1 2 3 4 5 Điểm thi của bạn Thương 250 270 300 280 300 Điểm thi của bạn Hạnh 300 250 290 250 290 Hoạt động nhóm (1 phút)
  13. Vòng thi 1 2 3 4 5 Điểm thi của Thương 250 270 300 280 300 Điểm thi của Hạnh 300 250 290 250 290
  14. Điểm thi trung bình Điểm thi Tần số Các tích của Thương (x) (n) (x.n) 250 1 250 270 1 270 280 1 280 300 2 600 1400 N = 5 Tổng: 1400 X = = 280 5 Điểm thi trung bình Điểm thi Tần số Các tích của Hạnh (x) (n) (x.n) 250 2 500 290 2 580 300 1 300 N = 5 Tổng: 1380 1380 276 5 → Điểm thi trung bình của Thương cao hơn của Hạnh
  15. Hướng dẫn về nhà • Làm bài tập 19 (Tr22-SGK) • Làm đề cương ôn tập chương III để tiết sau ôn tập.