Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 41: Địa lí tỉnh Cà Mau

pptx 23 trang Hải Phong 15/07/2023 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 41: Địa lí tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_bai_41_dia_li_tinh_ca_mau.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 41: Địa lí tỉnh Cà Mau

  1. Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Cà Mau nằm ở 8o34’ đến 9o33’ vĩ độ Bắc và 104o43’ đến 105o25' kinh độ Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km.
  2. 1/ Vị trí địa lí: Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Cà mau có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên du lịch,
  3. 2/ Sự phân chia hành chính: - Tỉnh được tái lập ngày 1/1/1997 từ tỉnh Minh Hải cũ. - Tỉnh có 8 huyện và một thành phố: TP Cà Mau, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và Năm Căn.
  4. II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình: - Địa hình chính là đồng bằng. - Một số đảo, hòn ở phía Đông Nam. - Địa hình giúp phát triển nông nghiệp: lúa nước, thuỷ hải sản, rừng 2. Khí hậu: - Cà Mau mang tính chất khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định, có lượng mưa lớn và thất thường. - Là điều kiện tốt để thâm canh tăng vụ, nhưng mùa khô kéo dài nguy cơ cháy rừng ở mức cao. 3. Thuỷ văn: - Cà Mau có mạng lưới sông ngòi dày đặc - Sông thường ngắn và có chế độ nước điều hoà, chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều và nước mưa ( chuyền triều ), thuận lợi cho sự phát triển của giao thông và thuỷ lợi. - Nước ngầm phong phú , nhiều phèn có vai trò quan trọng trong sản xuất.
  5. 4. Thổ nhưỡng: - Cà Mau có 4 loại đất chính: + Đất mặn: 150.278 ha chiếm 28,84% diện tích phát triển rừng ngập mặn ( nhiều nhất ở Ngọc Hiển) + Đất phèn : 334.925 ha chiếm 64,27% diện tích, phát triển rừng và nuôi tôm, cải tạo trồng lúa. + Đất than bùn: 10.564 ha chiếm 2,03% diện tích, phát triển lúa, cây công nghiệp, rau màu ( U Minh ). + Đất bãi bồi: 9.507 ha chiếm 1,82% diện tích, phát triển rừng ngập mặn, thuỷ hải sản. 5. Tài nguyên, sinh vật: - Rừng khá đa dạng về chủng loại nhưng có nguy cơ giảm về diện tích. - Thú, bò sát và nhiều loại chim cò giúp phát triển mạnh về kinh tế . - Nhiều loại tôm cá có giá trị . - Vườn quốc gia U Minh Hạ – Quyết định thành lập năm 2006 với 8286 ha. (Khánh Lâm và Khánh An – U Minh; Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi – Trần Văn Thời). 6. Khoáng sản: - Khí đốt thềm lục địa. - Than bùn U Minh - - Muối ven biển.
  6. CHỢ NỔI CÀ MAU Chợ nổi Cà Mau nằm trên sông gành Hào, thuộc địa bàn phường 8 của trung tâm Cà Mau. Những trải nghiệm bạn nên thử khi đi chợ nổi Cà Mau như lênh đênh trên sông nước nghe câu hò điệu lý của người dân và hòa mình vào cuộc sống bận rộn, tập lập của họ hay thưởng thức trái cây miệt vườn cùng các đặc sản khác như hủ tiếu
  7. HÒN ĐÁ BẠC Hòn Đá Bạc là một hòn đảo cách thành phố Cà Mau 50 km theo đường thủy. hiện nay Hòn Đá Bạc thu hút nhiều khách du lịch lui tới bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú. Cây cầu nối các hòn đảo để việc di chuyển được dễ dàng, bước trên cây cầu, bạn đã như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Những viên đá granit xếp chồng nhau tạo thành các hình thù đặc biệt như: Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên,Bàn Tay Tiên, Đây còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc và được xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia.
  8. ĐẦM THỊ TƯỜNG Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 40km, Đầm Thị Tường là một trong những đầm nuôi tôm cá lớn nhất Cà Mau. Đầm Thị Tường là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”. Đầm Thị Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua và nhiều loại sinh vật đa dạng khác. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào một cuộc sống bình dị của thiên nhiên và con người nơi đây.
  9. MŨI CÀ MAU Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 120km, với 2 giờ đồng hồ đi xe máy, bạn sẽ đến được mũi Cà Mau, mảnh đất nằm nhô ra ở điểm tận cùng phía nam của Tổ quốc, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Khung cảnh nên thơ của rừng cây và sông nước sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình yên. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt, bạn đừng quên check-in tại cột mốc đánh dấu điểm cực Nam của Tổ Quốc nhé.
  10. ĐẢO HÒN KHOAI Đảo Hòn Khoai (hay còn được gọi là hòn Giáng Tiên, hòn Độc Lập) thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km. Đây được coi là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc. Được tạo thành từ 5 hòn đảo nhỏ xinh: Hòn Khoai.Hòn Đồi Mồi.Đảo Khoai.Hòn Đá Lẻ.Hòn Tương. Là một bức tranh thiên nhiên kì vĩ với cánh rừng xanh quanh năm, bãi biển xanh trong và bờ cát trắng mịn. Đây là địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Cà Mau.
  11. BIỂN KHAI LONG Khu du lịch biển Khai Long nằm ở vùng biển phía Đông Nam mũi Cà Mau. Đây là điểm hút du khách đến tham quan bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều rừng cây hoang sơ cùng bãi cát trắng mịn trải dài trên 3km.
  12. U MINH HẠ Rừng quốc gia U Minh được chia thành 2 vùng là thượng và hạ. U Minh thượng thuộc tỉnh Kiên Giang còn rừng U Minh hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Rừng quốc gia U Minh hạ có hệ động thực vật rất đặc và phong phú, đa dạng. Ngồi thuyền đi giữa cánh rừng nguyên sơ là một trải nghiệm du khách nên thử.
  13. Cua Cà Mau Từ lâu cua Cà Mau không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc Cua Cà Mau được đánh giá là cua ngon nhất trong cả nước vì hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin rất bổ dưỡng. Thịt cua Cà Mau vừa chắc, vừa thơm, vừa ngọt, vừa bùi và gạch cua thì béo ngậy không chê vào đâu được. Cua được chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như rang me, rang muối, hấp, cua trộn gỏi rau càng cua, bánh canh cua
  14. CÁ THÒI LÒI Cá thòi Lòi là đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn và còn biết leo cây. Cá thòi loì có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá không có xương dăm lại thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt thịt cá không tanh nên được chế biến ra nhiều món ăn ngon như: nướng muối ớt, kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù, làm khô Nhưng món cá thòi lòi nướng trui là món ăn thơm ngon, dân dã mà lại dễ chế biến nhất. Điểm đặc biệt của cá thòi lòi nướng trui mà không loại cá nào thay thế được đó là khi để nguội thịt cá cũng không tanh mà vẫn bốc mùi thơm ngun ngút.
  15. ỐC LEN XÀO DỪA Ốc len là loại nhuyễn thể, sống phổ biến ở rừng ngập mặn và là một món ăn đặc sản, nổi tiếng của tỉnh Cà Mau. Thịt ốc len có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo. Ốc len rửa sạch, dùng dao chặt bỏ phần nhọn của đuôi ốc, vắt nước cốt của dừa khô cho vào nồi cùng với ốc len, nêm nếm từ từ. Đến khi chín người ta chỉ cần hút nhẹ là thịt ốc len sẽ dồn vào miệng, vừa thơm ngon, vừa béo ngậy, thật hấp dẫn vô cùng. Nếu ai không thích nước cốt dừa thì xào sả ớt, hoặc luộc nước dừa tươi cũng thơm ngon không kém.
  16. TÔM TÍCH Cà Mau vốn được mệnh danh là miền quê “cá bạc, tôm vàng” nên hầu như loại hải sản nào cũng là đặc sản trứ danh nổi tiếng. Riêng tôm tích có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như món tôm tích luộc nước dừa chấm muối tiêu chanh, tôm tích nướng, tôm tích chiên tỏi
  17. CÁ KHOAI Ở Cà Mau, cá khoai có nhiều ở vùng biển Tây, nhất là khu vực gần cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân); Sông Đốc, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời); Khánh Hội (huyện U Minh); Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Cá Khoai chế biến được nhiều món ăn ngon như làm khô, nấu cháo, nấu lẩu
  18. LẨU MẮM U MINH Về Cà Mau du khách đừng quên thưởng thức món ngon dân dã, mang đậm hương vị đồng quê – lẩu mắm U Minh. Nguyên liệu chế biến chính là mắm. Có thể sử dụng được nhiều loại mắm đồng như mắm lóc, mắm rô, mắm trê Nhưng ngon nhất và hấp dẫn nhất là mắm sặc ngon (không quá mặn hoặc quá ngọt), mang đậm hương vị của rừng U Minh Hạ Cà Mau.
  19. lễ hội Nghinh Ông Lễ hội văn hóa này có từ năm 1925 bắt nguồn từ sự kiện ngư dân phát hiện xác một con cá voi (ngư dân gọi là cá ông) trôi dạt vào bờ. Theo truyền thuyết xa xưa loại cá này là cứu tinh cho các tàu, thuyền và ngư dân gặp nạn trên biển khơi, vì vậy người dân rất tôn kính và biết ơn loài cá này nên gọi là “ông”, và “cá ông” tại Sông Đốc được gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân.
  20. Lễ hội Kỳ Yên ở đền thần Tân Hưng Vào mùng 10 và 11 tháng 5 Âm Lịch ở đền thần Tân Hưng diễn ra lễ hội Kỳ Yên. Vào dịp này, lễ hội Kỳ Yên được tổ chức ở nhiều nơi nhưng không nơi nào mà lễ hội được tổ chức trang trọng như ở đền thần Tân Hưng. Vào ngày lễ này thì người dân ở Tân Hưng và nhiều nơi khác đều kéo đến đền thần Tân Hưng để tham dự lễ hội khiến không khí quanh đền trở nên vô cùng ồn ào và náo nhiệt.