Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Hiđro-Nước - Trương Thế Thảo
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Hiđro-Nước - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_lop_8_chu_de_hidro_nuoc_truong_the_thao.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Hiđro-Nước - Trương Thế Thảo
- KÊNH YOUTUBE: HÓA HỌC THCS GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ H2 1- Tính chất hóa học: a) Tác dụng với oxi: Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. t0 2H2 + O2 2H2O b) Tác dụng với đồng oxit: t0 H2 + CuO Cu + H2O Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. t0 Ví dụ: H2 + PbO Pb + H2O t0 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 2. Điều chế H2
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ H2 2. Điều chế H2 a. Trong phòng thí nghiệm: - Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(loãng)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, Mg ) - Phương trình hóa học: Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 - Thu khí H2 bằng cách: + Đẩy nước. + Đẩy không khí. đp b. Trong công nghiệp: Điện phân nước: 2H2O 2H2 + O2. II. PHẢN ỨNG THẾ: Ví dụ: Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC III. NƯỚC: 1. Thành phần hóa học của nước: đp - Sự phân hủy nước: 2H2O 2H2 + O2. t0 - Sự hóa hợp nước: 2H2 + O2 2H2O Kết luận: - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H và O. - Tỉ lệ hóa hợp giữa H và O: + Về thể tích: VH2 : VO2 = 2:1 + Về khối lượng: mH : mO = 1:8 - CTHH của nước: H2O. 2. Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, khối lượng riêng 1g/ml. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí
- ChủChủ đề: đề: HIĐRO HIĐRO ––NƯỚCNƯỚC III. NƯỚC: 1. Thành phần hóa học của nước: 2. Tính chất vật lý: 3. Tính chất hóa học: a) Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 - Nước có thể tác dụng với một số kim loại mạnh khác như K, Ca, Ba, Li b) Tác dụng với một số oxit bazơ. CaO + H2O → Ca(OH)2 - Nước cũng hóa hợp Na2O, K2O, BaO, Li2O tạo dung dịch bazơ. => Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh. c) Tác dụng với một số oxit axit. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 - Nước cũng hóa hợp nhiều oxit khác như SO2, SO3, N2O5 tạo axit tương ứng. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC IV. AXIT: 1- Khái niệm: Phân tử axít gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 2. Công thức của axít: HnA - n: là chỉ số của nguyên tử H - A: là gốc axít (-Cl, = SO3, = SO4, = S, -NO3, ≡PO4) 3. Phân loại axít: - Axit không có oxi: HCl, H2S. - Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 4. Gọi tên của axít: a. Axít có oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic Ví dụ: HNO3 : axit nitric H2SO4: axit sunfuric H3PO4 : axit photphoric H2CO3: axit cacbonic b. Axít không có oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric Ví dụ: H2S : axit sunfuhiđric ; HCl : axit clohiđric ; HBr : axit bromhiđric c. Axít có ít oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC V. BAZƠ 1. Khái niệm về bazơ: Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH ). Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2; Mg(OH)2; Fe(OH)3, 2. Công thức bazơ: M(OH)n - M: là nguyên tố kim loại - n: là chỉ số của nhóm (-OH ) 3. Phân loại bazơ: - Bazơ tan (kiềm): tan được trong nước. Ví dụ: NaOH; Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2; LiOH - Bazơ không tan: không tan được trong nước. Ví dụ: Fe(OH)3; Cu(OH)2, Mg(OH)2, 4. Cách đọc tên bazơ: Tên bazơ = Tên kim loại (nếu KL có nhiều hoá trị thì gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit. Ví dụ: Ca(OH)2 : Canxi hiđroxit ; Fe(OH)2 : sắt (II) hiđroxit Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC VI. MUỐI: 1. Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axít. Ví dụ: NaCl, K2CO3, NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3 2. Công thức hoá học của muối: MxAy Trong đó: - M: là nguyên tố kim loại - x: là chỉ số của M - A: là gốc axít - y: là chỉ số của gốc axít 3. Cách đọc tên muối: Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị đối với kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axít. 4. Phân loại muối: a. Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: ZnSO4; Cu(NO3)2 b. Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít có nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: NaHCO3; Ca(HCO3)2
- Chủ đề: HIĐRO – NƯỚC VI. MUỐI: Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị đối với kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axít. ZnSO : Kẽm sunfat 4 Tên gốc axit Tên gốc axit Cu(NO3)2 : Đồng (II) nitrat NaCl : Natri clorua trong axit trong muối FeSO3 : Sắt (II) sunfit hidric ua NaHCO3 : Natri hidrocacbonat ic at Ca(HSO ) : Canxi hidrosunfat 4 2 ơ it NaH2PO4 : Natri đihidrophotphat
- CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI VIDEO! NẾU THẤY VIDEO HAY VÀ BỔ ÍCH, HÃY NHẤN NÚT ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ ĐỂ KÊNH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN CÁC EM NHÉ! CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!