Bài giảng Mô đun Kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

pptx 14 trang Hải Phong 14/07/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mô đun Kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mo_dun_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_theo_huong_phat.pptx

Nội dung text: Bài giảng Mô đun Kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

  1. PHÒNG GIÁO DỤC TUY AN MÔ ĐUN 3 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN TIN HỌC
  2. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Khái quát được những điểm cốt lõi về hình thức, phương pháp, kĩ thuật KTĐG phát triển năng lực, phẩm chất HS. 2.Lựa chọn và vận dụng được các hình thức, phương pháp KTĐG phù hợp với nội dung và phát triển năng lực, phẩm chất HS. 3.Xây dựng được các công cụ KTĐG kết quả học tập và sự tiến bộ của HS về phẩm chất, năng lực. 4.Sử dụng và phân tích được KQ ĐG theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới PPDH môn học. 5.Sử dụng và phân tích được KQ ĐG theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới PPDH môn học.
  3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ 3
  4. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Các loại hình của đánh giá Các loại hình đánh giá 1.Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình 2.Đánh giá sơ khởi và đánh giá chuẩn đoán 3.Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí 4.Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức 5.Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan 6.Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm 7. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng 8.Đánh giá xác thực và đánh giá sáng tạo
  5. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình Đánh giá tổng kết là đánh giá mức độ đạt được của người học sau một quá trình nhằm xác nhận người học đạt hay không đạt một khóa học mà không quan tâm tới kết quả đấy đạt được bằng cách nào. Đánh giá quá trình là một tập hợp những đánh giá liên tục trong quá trình học tập của học sinh
  6. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá sơ khởi và đánh giá chuẩn đoán Đánh giá sơ khởi là loại hình đánh giá được thực hiện vào đầu khóa học, giúp giáo viên mô tả đặc điểm của mỗi học sinh về khả năng, kinh nghiệm, xã hội, phong cách học tập, Đánh giá chuẩn đoán là hình thức kiểm tra đánh giá dạng thăm dò, phát hiện thực trạng, có tính định kì hoặc trước khi bắt đầu triển khai một vấn đề mới.
  7. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí Đánh giá dựa theo chuẩn là so sánh thành tích của các đối tượng cùng được đánh giá với nhau kết hợp với đường cong phân bố chuẩn. (So sánh thành tích cá nhân này với cá nhân khác trong nhóm; So sánh cá nhân với nhóm đại diện) Đánh giá theo tiêu chí là việc đánh giá dựa trên các tiêu chí rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã xác định.
  8. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức Đánh giá chính thức là việc đánh giá với các mục tiêu cụ thể dựa trên các thiết kế có dạng kiểm tra viết, được chấm điểm nhằm đưa ra các kết luận về phân loại người học. Đánh giá chính thức thường liên quan đến các dạng kiểm tra được dùng như những thước đo đã chuẩn hóa. Đánh giá không chính thức là việc đánh giá gần với đánh giá quá trình nhằm xem xét, giám sát quá trình học tập. Kết quả của đánh giá không chính thức không đóng góp vào điểm tổng kết của học sinh.
  9. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan • Đánh giá khách quan là việc đánh giá với các công cụ được thiết kế chuẩn, một qui trình đã được chuẩn hóa hoặc công cụ được chuẩn bị trước để đưa ra những kết luận về năng lực hoặc trình độ của người học • Đánh giá chủ quan là hình thức đánh giá chất lượng của cái cần đánh giá dựa theo ý kiến riêng của người đánh giá. Câu hỏi dùng cho hình thức đánh giá này thường không chỉ có một câu trả lời đúng, mà có thể có nhiều hom một câu trả lời đúng, hoặc nhiều hơn một cách thể hiện câu trả lời chính xác
  10. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm • Đánh giá cá nhân là thông tin kiểm tra đánh giá trên cá nhân được thu thập từ các điều kiện chính thức hoặc từ quan sát của GV khi giao tiếp với cá nhân HS. Đặc điểm và cũng là lợi thế của đánh giá cá nhân là trong tình huống một người đánh giá một người • Đánh giá nhóm Các đánh giá tiến hành theo nhóm, dù chuẩn hóa hay không cũng được xem là hiệu quả hơn và kinh tế hơn so với đánh giá tiến hành theo cá nhân vì trong cùng một lượng thời gian cần để thu thập thông tin của một HS thì đánh giá nhóm thu thập được thông tin của một lớp học. Tuy nhiên, cái giá của sự hiệu quả hơn này là đánh giá nhóm thiếu sự giao tiếp, thấu hiểu và thiếu hiểu biết về từng HS
  11. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng • Tự đánh giá là quá trình HS đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình, HS không chỉ tự đánh giá mà còn có thể được tham gia vào quá trình xác định các tiêu chí đánh giá thế nào là một thành quả tốt. • Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công việc của những người cùng học khác. Họ phải nắm rõ những nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc của bạn mình.
  12. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Đánh giá xác thực và đánh giá sáng tạo • Đánh giá xác thực :Đánh giá xác thực là loại hình đánh giá trực tiếp khả năng thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn, bao gồm mọi hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá được thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế. • Đánh giá sáng tạo : thuật ngữ đánh giá năng lực sáng tạo mới xuất hiện khoảng ba thập niên trở lại đây trong hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá. “Đánh giá năng lực sáng tạo” nhấn mạnh đến tính mới mẻ, đa dạng và sáng tạo trong kiểm tra đánh giá nhằm tích cực hóa hoạt động học tập.
  13. Modul3: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA