Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 11: Văn bản nhật dụng - Nội dung 1: Ca Huế trên sông Hương - Lê Thị Thương

ppt 34 trang Hải Phong 19/07/2023 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 11: Văn bản nhật dụng - Nội dung 1: Ca Huế trên sông Hương - Lê Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_chu_de_11_van_ban_nhat_dung_noi_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 11: Văn bản nhật dụng - Nội dung 1: Ca Huế trên sông Hương - Lê Thị Thương

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ AN NHƠN TRƯỜNG THCS NHƠN THỌ BÀI DỰ THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E- LEARNING MÔN: NGỮ VĂN 7 CHỦ ĐỀ 11: VĂN BẢN NHẬT DỤNG NỘI DUNG 1: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ THƯƠNG TỔ: VĂN- SỬ- ĐỊA- GDCD
  2. Sông Hương Chùa Thiên Mụ Cầu Tràng Tiền Di tích Đại Nội
  3. - Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Bắc giáp Quảng Trị. - Về đặc điểm lịch sử: Huế từng là kinh đô của nhà Nguyễn hơn một trăm năm. Bắt đầu từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là kinh đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị. - Về danh lam thắng cảnh: Có sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ
  4. 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức: Hiểu khái niệm của thể tùy bút. Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. Vẻ đẹp của con người xứ Huế. b. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh) * Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài thuyết minh c. Thái độ: Trau dồi tình cảm yêu mến quê hương, đất nước, con người Việt Nam, yêu thích các làn điệu dân ca. * Tích hợp giáo dục môi trường: Ý thức giữ gìn các di sản văn hóa
  5. NỘI DUNG 1: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Hà Ánh Minh I. Tìm hiểu chung Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm ? 1. Tác giả - Là nhà báo, có nhiều bài tùy bút đặc sắc 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trên báo “Người Hà Nội”. - Thể loại: Bút kí - Kiểu văn bản: Nhật dụng - Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
  6. 3. Đọc, giải thích từ khó a) Đọc
  7. b) Giải thích từ khó
  8. 4. Bố cục - Chia làm: 2 phần. + Phần 1: từ đầu -> “lí hoài nam”: giới thiệu về các làn điệu ca Huế + Phần 2: còn lại: Những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương.
  9. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Giới thiệu chung về các làn điệu ca Huế Hỏi: Em hãy cho biết ca Huế có những làn điệu nào? * Các làn điệu ca Huế: - Các điệu hò: Hò giã gạo, hò ru em, giã vôi - Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam - Các điệu nam: Nam ai, nam bình, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
  10. Hỏi: Các làn điệu ca Huế thể hiện điều gì? - Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Hỏi: Để giới thiệu về các làn điệu ca Huế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó em có nhận xét gì về ca Huế? - Nghệ thuật: Liệt kê - Ca Huế đa dạng và phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung và mang đậm nét đặc trưng của miền đất, con người xứ Huế.
  11. Ngoài ca Huế, em còn biết những làn điệu dân ca nào của nước ta? -Hát ví dặm Nghệ Tĩnh Quan họ Bắc Ninh.
  12. Điệu hò sông Mã
  13. Phục vụ cho đêm ca Huế có các nhạc cụ gì? * Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh.
  14. Đàn nguyệt Cặp sanh Đàn bầu
  15. Đàn tam Sáo Đàn tỳ bà
  16. Đàn nhị Đàn tranh
  17. Hỏi: Em có nhận xét gì về nhạc cụ của đêm ca Huế ? - Phong phú, đa dạng với những nhạc cụ cổ truyền của dân tộc.
  18. 2. Những đặc sắc của ca Huế a) Cách chơi và thưởng thức ca Huế. - Thời gian: Đêm, màn sương dày đặc, thành phố lên đèn như sao sa - Không gian: Con thuyền rồng bồng bềnh trôi trên dòng sông trăng gợn sóng - Quang cảnh sông nước đẹp , huyền ảo và thơ mộng. - Trang phục: + Các ca công rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. + Trang phục và cách biểu diễn độc đáo, thanh lịch , tinh tế, mang đậm tính dân tộc
  19. - Cách chơi đàn: + Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. + Tiếng đàn lúc khoan nhặt xao động tận đáy hồn người. Hỏi: Cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt? - Ngắm cảnh Huế về đêm huyền ảo, thơ mộng - Trực tiếp nghe, nhìn các ca công, ca nhi biểu diễn Hỏi: Em có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế? - Vừa dân dã, vừa sang trọng.
  20. b) Nguồn gốc của ca Huế - Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình + Nhạc dân gian Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan , tươi vui. + Nhạc cung đình Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng.
  21. Nghe ca Huế bằng đoạn video
  22. * Liên hệ thực tiễn Hỏi: Sau khi tìm hiểu những đặc sắc của ca Huế, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển ca Huế nói riêng và các di sản phi vật thể khác của đất nước nói chung? - Thường xuyên theo dõi, tập hát các làn điệu dân ca qua các đợt thi văn nghệ ở trường. Phát động, động viên, khuyến khích các bạn cùng tham gia. Giới thiệu cho du khách biết sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca trên khắp đất nước Việt Nam.
  23. III. Tổng kết Hỏi: Em hãy hệ thống lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 1. Nội dung - Ghi lại những nét đặc sắc của một đêm ca Huế trên sông Hương: không gian, thời gian, nghệ sĩ biểu diễn đến cả cách thưởng thức -> Ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc cần được trân trọng và phát huy. 2. Nghệ thuật - Liệt kê, lời văn chân thực, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.
  24. IV. Luyện tập 1. Em hãy cho biết nguồn gốc của ca Huế ? A. Nhạc dân gian B. Nhạc Cung đình C. Nhạc Trữ tình D. Cả A và B đều đúng
  25. 1. Em hãy cho biết nguồn gốc của ca Huế ? A. Nhạc dân gian B. Nhạc Cung đình C. Nhạc Trữ tình D. Cả A và B đều đúng
  26. 2. Em hãy kể tên các loại nhạc cụ dân tộc mà em biết? - Cồng chiêng - Đàn Paranưng - Đàn đá - Đàn T.rưng - Khèn - Trống cơm - Đàn tính - Trống bồng