Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 111: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Trường THCS Hương Chiểu

ppt 21 trang Hải Phong 19/07/2023 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 111: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Trường THCS Hương Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_111_cach_lam_bai_van_lap_luan_g.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 111: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Trường THCS Hương Chiểu

  1. TrƯêng THCSPHƯƠNG CHIỂU
  2. Câu 1: Thế nào giải thích trong văn nghị luận ? Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng,đạo lý, phẩm chất , quan hệ, cần được giải thích nhằm năng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người Câu 2: Muốn làm được bài văn giải thích thì cần phải có yêu cầu gì? Muốn làm được bài văn giải thích tốt thì cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dũng tổng hợp các thao tac sgiá trị phù hợp
  3. M«n: ngỮ vĂn 7 tiÕt 111
  4. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó”. a . Tìm hiểu đề và tìm ý b. Lập dàn bài c. Viết bài d. Đọc lại và sửa chữa
  5. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó”. a . Tìm hiểu đề và tìm ý Thể loại: Giải thích Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” (Đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan hơn.)
  6. b. Lập dàn bài * Mở bài :Giới thiệu : Đi một ngày đàng, - Câu tục ngữ học một sàng khôn - Nội dung câu tục ngữ - Chuyển ý * Thân bài : Triển khai việc giải thích - Nghĩa đen : Đi một ngày đàng nghĩa là gì ? (Một ngày đi trên đường) Học một sàng khôn là gì ? (Thấy được,học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.) - Nghĩa bóng : Tầm- Nghĩa quan sâu trọng: của việc học hỏi mở rộng ra bên ngoài (VềThể mặthiện không khát vọng gian) của để nângngười cao nông hiểu dân biết xưa và muốnvốn sống được. đi ra khỏi Dẫn nhà chứng để mở bản rộng thân tầm học mắt hỏi. qua các chuyến đi tham quan du * lịch,Kết cácbài :câu Câu ca tục dao, ngữ tục ngày ngữ xưacó nội vẫn dung còn tương ý nghĩa tự. đối với hôm nay.
  7. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. c. Viết bài * Mở bài :( Có nhiều cách )
  8. * Mở bài :( Có nhiều cách ) - Đi thẳng vào vấn đề : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”. - Đối lập hoàn cảnh với ý thức : “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết : Đi một ngày đàng , học một sàng khôn”. - Nhìn từ chung đến riêng : “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
  9. c . Viết bài: Viết đoạn mở bài Hãy viết đoạn mở bài theo cách tuỳ chọn?
  10. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. Lí thuyết I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. c. Viết bài b/ Thân bài : Triển khai việc giải thích - Nghĩa đen Đi một ngày đàng nghĩa là gì ? (Một ngày đi trên đường) Học một sàng khôn là gì ? (Thấy được,học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.) - Nghĩa bóng : Tầm quan trọng của việc học hỏi mở rộng ra bên ngoài (Về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống. Dẫn chứng bản thân học hỏi qua các chuyến đi tham quan du lịch, các câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự. - Nghĩa sâu: Thể hiện khát vọng của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà để mở rộng tầm mắt
  11. c . Viết bài: * Mở bài - Đi thẳng vào vấn đề : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”.
  12. c . Viết bài: * / Thân bài : Đoạn 1: “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ”.
  13. c. Viết bài: * Thân bài : Đoạn 2 : “Nhưng câu tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật : Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao : Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn ! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều”.
  14. c . Viết bài: * Thân bài : Đoạn 3 : “Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”.
  15. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. 2. Ghi nhớ
  16. GHI NHỚ ❖ Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước : tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa ❖ Dàn bài : - Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích - Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp - Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người ❖ Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết
  17. TiẾT 109: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. 2. Ghi nhớ II. Luyện tập
  18. Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên
  19. ĐoạnĐoạnĐoạnĐoạn 13 4: ::2 : CâuQua“ĐiRõ tụcmột phầnràng ngữ ngày viết“Đi là đàng, mộttrên,một lời họcngàychúng khuyên một đàng, ta sàng giúpđã hiểuhọc khôn”chúng rõmột quả hơn,ta sàng là toàn diệnmộtkhôn”rèn chânvà luyện làsâu lýmột nhânsâusắc chân sắchơn cách vàlý ý biếtkhôngtiếnnghĩa mởbộ. câubao mangNhưng tụcgiờ tầm ngữchâncũ .hiểu . Ngày Rõlý biếtấy ràng xưa, câu tụckhôngconđể ngữ ngườivừa chỉ không cósâu đã tri sắc chỉcầnthức đúcvà đi vừa tiến đểkết sống họcbộkinh đối. caoNgàynghiệm với đẹp. connay quý ngườitrong báu ởmộtcủa thời nhânxã dânxưa.hội màđang Ngày còn phát nay, là triển mộtkhi cái lờimạnh mớikhuyên mẽ, đang consáng nảy người nởsuốt nhanh lạivà càngthông chóng cần minh hướngởphải khắp đi tới nơi,nhiều mọi khi “ngày ngườiđất nước đàng”. Vấn đang hơn đề cóquannữa nhu để trọng cầu học mở làlấy ởcửa nhiều chỗ để mỗi“ ngườihộisàng nhập chúngkhôn”, với tathếnếu cần giới không xác thì địnhnhu muốn cầucho đất đimình đểnước họcđi đâuvà những bảnvà học cáithân như thếkhônmình nào lại bị cho càngbỏ rơiđược trở lại nênnhiềuở phía cần tri sau thiếtthức. đối nhất với. mọi người, nhất là những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay chúng ta cần phải “Đi cho biết đó biết đây” chứ không chỉ “ ru rú” ở nhà với mẹ .
  20. ❖ Xem lại bài ❖ Học thuộc phần ghi nhớ ❖ Viết thêm các đoạn ❖ Soạn bài : “Luyện tập lập luận giải thích”. ❖ Chuẩn bị đề: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.” → Soạn những câu hỏi trong SGK trang 87 phần gợi ý.
  21. CHÚC CÁC EM HỌC GiỎI