Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Đi bộ ngao du - Đào Thị Hậu

ppt 27 trang Hải Phong 19/07/2023 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Đi bộ ngao du - Đào Thị Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_27_di_bo_ngao_du_dao_thi_hau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Đi bộ ngao du - Đào Thị Hậu

  1. Môn: Ngữ văn LỚP 8A1 GV: ĐÀO THỊ HẬU
  2. Mời các em cùng xem những bức ảnh của cô sau đó đưa ra những nhận xét cá nhân em và đặt đặt tên giúp cô cho tập ảnh đó. Xin chân thành cảm ơn các em!
  3. ? Nhắc lại cá luận điểm của văn bản: - Đoạn văn 1: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn - Đoạn văn 2: Đi bộ ngao du để trau dồi vốn tri thức. - Đoạn văn 3: Đi bộ ngao du - sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ.
  4. Tiết 111 ĐI BỘ NGAO DU( tiếp) (Trích “Ê-min hay Về giáo dục”- Ru-xô)
  5. Hoạt động nhóm: 7 phút Nhiệm vụ 1 - Nhóm 1,2: C1: Tìm dẫn chứng trong đoạn văn 2 và nhận xét cách lập luận của tác giả. C2: Qua đó tác giả cho ta thấy tác dụng gì của đi bộ ngao du. - Nhóm 3,4: C1: Tìm chi tiết nói về đi bộ và đi xe ngựa. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn C2: Qua đó tác giả cho ta thấy lợi ích gì của việc đi bộ. Nhiệm vụ 2: Sau khi hoàn thành sản phẩm - Nhóm 1 kiểm tra và bổ sung cho nhóm 2 và ngược lại. - Nhóm 3 kiểm tra và bổ sung cho nhóm 4 và ngược lại.
  6. Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi, một triết gia có thể quyết định đi ngao du bằng cách khác mà không xem xét những tài nguyên mình dẫm chân lên và trái đất phô bày phong phú ra trước mắt. Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch! Các triết gia phòng khách của các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập: họ cóp các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có ý niệm gì về tự nhiên cả. Nhưng phòng sưu tập của E- min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi ấy mỗi vật đều ở chỗ đứng của nó; nhà tự nhiên học làm công việc chăm sóc đã sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy. Đo- băng- tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
  7. Ta-lét, là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra. TA-LÉT Ông là nhà triết học đầu tiên. Ông đã thành lập trường phái Milet là người sáng lập ra triết học duy vật sơ khai. - Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước.
  8. Chân dung triết gia Pla-tông Là nhà triết học người Athen trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, người sáng lập trường phái tư tưởng Platon, và Học viện, cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở thế giới phương Tây.
  9. Pi-ta-go(Pythagoras)là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong Tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp thành Pi-ta-go.
  10. Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi, một triết gia có thể quyết định đi ngao du bằng cách khác mà không xem xét những tài nguyên mình dẫm chân lên và trái đất phô bày phong phú ra trước mắt. Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch! Những triết gia phòng khách của các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập: họ cóp các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có ý niệm gì về tự nhiên cả. Nhưng phòng sưu tập của E- min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi ấy mỗi vật đều ở chỗ đứng của nó; nhà tự nhiên học làm công việc chăm sóc đã sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy. Đo- băng- tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
  11. Tiết 111: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 2. Đi bộ ngao du được trau dồi kiến thức. - Đưa ra dẫn chứng dồn dập, liên tiếp. Câu dài, sử dụng kiểu câu trần thuật, câu hỏi tu từ, câu cảm thán. Nghệ thuật tương phản đối lập, liệt kê. - Trau dồi kiến thức thực tế khách quan. => Đi bộ để mở mang kiến thức, khám phá đời sống, làm giàu trí tuệ
  12. Nguyễn Thanh Tâm trên hành Thanh Tâm cùng các em nhỏ ở trình đi bộ xuyên Việt trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tỉnh Bắc Kan
  13. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIÊN NHIÊN KỲ THÚ TUYỆT ĐẸP Đây là khu vực rừng mưa cận nhiệt đới rộng lớn nhất thế giới, gồm 50 khu bảo tồn riêng rẽ. Các vật hóa thạch ở đây chỉ cho thấy khi siêu lục địa ở nam bán cầu Gondwana tồn tại thì nó đã được các rừng mưa bao phủ, trong đó gồm các loại cây cùng loài như hiện nay. Hàng năm, có khoảng 510 nghìn du khách ghé thăm nơi này.
  14. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIÊN NHIÊN KỲ THÚ TUYỆT ĐẸP Thành phố bị mất của người Inca. Đây là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trên một quả núi có chóp nhọn. Machu Picchu nằm trên Thung lũng Urubamba tại Peru, bị thế giới bên ngoài quên lãng từ nhiều thế kỷ, dù người dân địa phương vẫn biết tới nó. Đến năm 1983, địa điểm này được lựa chọn trở thành một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO, kéo về 691 nghìn du khách hàng năm.
  15. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô II. Tìm hiểu văn bản 1. Trật tự các luận điểm c, Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe và tinh thần Đi bộ giúp: + Sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả + Hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc trong một cái giường tồi tàn. → Nghệ thuật: + Sử dụng các tính từ liên tiếp chỉ cảm giác phấn chấn “vui vẻ, khoan khoái, hân hoan, thích thú” + So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: Người đi bộ ngao du “vui vẻ, khoan khoái, hân hoan” với người đi bằng phương tiện xe ngựa “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ” → Đi bộ ngao du có tác dụng nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình vui vẻ, tránh buồn bã
  16. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù học leo núi) Núi ấp ôm mây ,mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.
  17. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô Đi bộ ở công viên Văn Lang – Thành phố Việt Trì
  18. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô
  19. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 2. Bài văn nghị luận sinh động - Tác giả xưng “ta” khi trình bày lí luận chung - Tác giả xưng “tôi” khi muốn nói về những kinh nghiệm riêng, mang tính chất cá nhân → Tác dụng: Làm bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung như một câu chuyện gần gũi, giản dị và dễ tác động vào người đọc. 3. Bóng dáng nhà văn - Là người giản dị thích đi bộ hơn ngồi trong các cỗ xe tốt - Là người quý trọng tự do: muốn làm mọi việc tùy theo ý thích của mình không phụ thuộc vào ai và bất cứ điều gì. - Là người yêu thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên tươi đẹp
  20. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô III. Tổng kết – ghi nhớ 1. Tổng kết a Nghệ thuật - Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống - Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục: một thầy giáo và một học sinh. - Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” “ta” hợp lý, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục. b, Nội dung - Lợi ích của việc đi bộ ngao du : Được tự do, nâng cao hiểu biết, tăng cường sức khỏe và tinh thần - Tác giả là người giản dị, quý trọng tự do, yêu thiên nhiên • Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác tự do thoải mái, tác giả thể hiện tinh thần tự do, dân chủ, tiến bộ của thời đại. 2. Ghi nhớ: SGK trang 102
  21. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 3.Luyện tập củng cố Sơ đồ lập luận của văn bản “Đi bộ ngao du” Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du có tác được tự do giúp con người dụng tốt cho sức thưởng ngoạn trau dồi kiến thức khỏe và tinh thần
  22. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 4, Hoạt động nối tiếp -Về nhà: Học bài - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đi bộ - Soạn bài Hội thoại (tiếp)