Bài giảng Pháp luật trong hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân

pptx 37 trang Hải Phong 14/07/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật trong hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_phap_luat_trong_hanh_chinh_nha_nuoc_bui_quang_xuan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật trong hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân

  1. BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TS. BÙI QUANG XUÂN
  2. Hôm nay là ngày Thứ Ba, 18 Tháng Bảy 2023; giờ chính xác là 18:48 TS. BÙI QUANG XUÂN buiquangxuandn@gmail.com 0913 183 168
  3. QUAN NIỆM CỦA MÁC Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung trong xã hội
  4. BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH I. PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  5. PHÁP LUẬT ▪ Hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung phản ánh đời sống kinh tế - xã hội, ✓ Do nhà nước đặt ra ✓ Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng mà nhà nước mong muốn.
  6. PHÁP LUẬT ▪ Xét về bản chất, chứa đựng trong nó tính giai cấp và tính xã hội. ▪ Xét về mặt thuộc tính, 3 thuộc tính: ✓Tính quy phạm phổ biến, ✓Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, ✓Tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.
  7. CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Quy phạm pháp luật: Là đơn vị nhỏ nhất cấu thành HTPL, điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể Chế định pháp luật: Là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng Ngành luật: Là hệ thống các quy phạm pháp luật nhăm điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống
  8. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QPPL VB LUẬT CHẾ ĐỊNH HỆ THỐNG LUẬT PHÁP LUẬT VB DƯỚI LUẬT NGÀNH LUẬT CẤU TRÚC BÊN TRONG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI
  9. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1 KHÁI NIỆM Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung ▪Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, ▪Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định
  10. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KN PHÁP LUẬT VÀ KN QPPL ▪ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự ✓ QPPl là một quy tắc xử sự - một đơn vị, một tế bào của Pháp luật, ▪ PL điều chỉnh các quan hệ xã hội, ✓ QPPl điều chỉnh một QHXH cụ thể
  11. ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT Quy phạm pháp Quy phạm Nội dung của luật là quy tắc quy phạm pháp luật do pháp luật thể xử sự mang NN ban hành tính bắt buộc hiện hai mặt: và bảo đảm chung Cho phép và thực hiện bắt buộc
  12. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT QPPL GỒM 3 BỘ PHẬN HỢP THÀNH Hậu quả sẽ như thế nào GIẢ ĐỊNH nếu vi phạm pháp luật? • Ai?Tổ chức nào? • Ở vào điều kiện, ▪ Được làm gì?, • Hoàn cảnh nào? ▪ Không được làm gì? Phải làm ntn?
  13. Lưu ý, Một QPPL có thể không trình bày đầy đủ 3 bộ phận, giả định, quy định và chế tài. Nếu quy phạm thiếu quy định thì phần quy định sẽ được hiểu ẩn ( tự hiểu) Nếu quy phạm thiếu chế tài thì phần chế tài sẽ nằm ở một quy phạm khác hoặc ở một văn bản pháp luật khác
  14. THÍ DỤ: Cấu trúc của quy phạm pháp luật Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Điều 57 Hiến pháp 1992 ▪ GIẢ ĐỊNH: Công dân ▪ QUY ĐỊNH: Có quyền tự do
  15. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 102 Bộ luật Hình sự Giả định: Người nào người đó chết Chế tài: Thì bị phạt hai năm Quy định: Hiểu ẩn
  16. Điều 586 Bộ luật Hồng Đức qui định: Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì hai nhà cùng cày, trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng. Giả định: Trâu của hai nhà đánh nhau Qui định: Con nào chết .cùng cày Chế tài: trái luật .80 trượng
  17. BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH II. PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCPHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ THỂ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  18. PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Hệ thống các quy tắc xử sự ✓ Do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định ✓ Để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, Nhằm duy trì trật tự, ổn định và góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ xã hội đó
  19. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường sức mạnh quyền lực nhà nước; pháp luật là cơ sở pháp lý, là khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. ▪ Là phương tiện, là cầu nối để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong đời sống xã hội.
  20. PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ➢Thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ➢Thuộc lĩnh vực công ➢Thực hiện theo thủ tục hành chính, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện
  21. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Công cụ để giúp nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, các nhân viên nhà nước , các tổ chức, các doanh nghiệp và mọi công dân. ▪ Phương tiện giúp nhà nước thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, hội nhập, mở cửa hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới phù hợp với xu hướng pháp triển trong từng giai đoạn, thời kỳ.
  22. NHƯ VẬY, Pháp luật và nhà nước luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhau. ▪ Nhà nước không thể thiếu được pháp luật, ▪ Pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. ➢ Một nhà nước hùng mạnh phải là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện và có sự tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh.
  23. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH TRỊ CHÍNH NHÀ NƯỚC TẬP QUÁN ĐẠO ĐỨC
  24. CHÍNH PHỦ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
  25. - Tuyển dụng công chức; - Đào tạo, bồi dưỡng; - Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA - Đánh giá công chức; CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - Thôi việc, nghỉ hưu; - Quản lý công chức; - Khen thưởng và xử lý vi phạm.
  26. BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH III. THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  27. HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ▪ Thực hiện pháp luật trong hành chính nhà nước là quá trình các tổ ▪ Tuân thủ pháp luật, chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống ▪ Thi hành pháp luật, thực tế mà pháp luật quy định, trên cơ sở nhận thức của mình, chuyển hóa các quy tắc xử sự mà nhà nước ▪ Sử dụng pháp luật đã quy định vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế mang tính ▪ Áp dụng pháp luật. hợp pháp của mình.
  28. YÊU CẦU ĐỐI VỚI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Phải đúng với nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật được áp dụng. ▪ Phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền. ▪ Phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
  29. YÊU CẦU ĐỐI VỚI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định ▪ Kết quả áp dụng pháp luật phải trả lời công khai, chính thức và phải được thể hiện bằng văn bản
  30. BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH IV. PHÁP CHẾ TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  31. PHÁP CHẾ LÀ GÌ ? ▪ Sự tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất thông qua những hành vi tích cực của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân.
  32. CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP CHẾ TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp ▪ Pháp luật phải được nhận thức thống nhất và thực hiện thống nhất trong các cấp, các ngành và trên phạm vi cả nước ▪ Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất
  33. CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP CHẾ TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn luôn được bảo đảm, bảo vệ và mở rộng ▪ Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân ▪ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ▪ Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, nhanh chóng theo pháp luật
  34. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Bảo đảm về kinh tế ▪ Bảo đảm về chính trị ▪ Bảo đảm về tư tưởng ▪ Bảo đảm về văn hóa, giáo dục ▪ Bảo đảm về xã hội ▪ Bảo đảm pháp lý
  35. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: 1. Pháp luật trong hành chính nhà nước 2. Pháp luật trong hành chính nhà nướcpháp luật về địa vị pháp lý hành chính của chủ thể trong quản lý hành 3. Thực hiện và áp dụng pháp luật trong hành chính nhà nước Chính nhà nước 4. Pháp chế trong hành chính nhà nước
  36. CHÚC THÀNH CÔNG & HẠNH PHÚC BUIQUANGXUAN 0913183168 buiquangxuandn@gmail.com