Bài giảng Tin học Lớp 9 - Chương IV: Đa phương tiện - Bài 12: Thông tin đa phương tiện - Trần Hữu Tím

ppt 25 trang phanha23b 26/03/2022 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 9 - Chương IV: Đa phương tiện - Bài 12: Thông tin đa phương tiện - Trần Hữu Tím", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_lop_9_chuong_iv_da_phuong_tien_bai_12_thon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 9 - Chương IV: Đa phương tiện - Bài 12: Thông tin đa phương tiện - Trần Hữu Tím

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu hỏi 1: Em hãy nêu các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu? Bước 1: Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng Bước 2: Mở bảng chọn Slide Show →Slide Transition Bước 3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp Bước 4: Nháy nút Apply to all Slides (áp dụng tất cả các trang)
  2. Câu hỏi 2: Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu? Bước 1. Chọn các trang chiếu cần áp dụng Bước 2. Mở bảng chọn Slide Show →Animation Schemes Bước 3. Nháy chọn hiệu ứng thích hợp Bước 4. Nháy nút Apply to all Slides (Áp dụng tất cả các trang)
  3. BÀI 12 THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
  4. 1. Đa phương tiện là gì? 2. Một số ví dụ về đa phương tiện Nội Dung Bài 3. Ưu điểm của đa phương tiện Học 4. Các thành phần của đa phương tiện 5. Ứng dụng của đa phương tiện
  5. 1. Đa phương tiện là gì? Theo các em, có những dạng thông tin cơ bản nào? - Văn bản - Hình ảnh - Âm thanh
  6. Ví dụ về thông tin đa phương tiện - Khi xem phim: Vừa nghe lời, âm thanh nền, hình ảnh, dòng chú thích - Xem nội dung (Văn bản, hình ảnh, ) được trình chiếu trên màn hình rộng, nghe lời giải thích của người trình bày. - Xem ca sĩ hát có vũ đạo phụ hoạ: Vừa xem biểu diễn, vừa cảm thụ âm nhạc.
  7. Vậy theo các em, đa phương tiện là gì?  Đa phương tiện (multimedia) được hiểu là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
  8. MuốnPhần mềmtạo ra máy sản tính:phẩm Word thông , Paint, tin dạng photoshop văn bản, hình để ảnhtạo sảnta thường phẩm thôngdùng phầntin dạng mềm văn máy bản, tính hình nào? ảnh. ThếSản nào phẩm là sản đa phẩm phương đa phươngtiện: Là sảntiện? phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện.  Sản phẩm đa phương tiện: thường được tạo ra bằng máy tính và phần mềm máy tính.
  9. 2. Một số ví dụ về đa phương tiện: Ví dụ về đa phương tiện không sử dụng máy tính: - Giảng bài: Vừa nói, vừa viết, hình ảnh minh họa. Giảng bài - Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh họa. Sách giáo khoa
  10. 2. Một số ví dụ về đa phương tiện: Ví dụ sản phẩm đa phương tiện tạo bằng máy tính: - Trang web - Phim hoạt hình - Phần mềm, ứng dụng trò chơi
  11. 2. Một số ví dụ về đa phương tiện:  - Giảng bài, thuyết trình - Sách giáo khoa, truyện - Trang Web - Từ điển bách khoa đa phương tiện - Phần mềm, ứng dụng trò chơi
  12. 3. Ưu điểm của đa phương tiện:
  13. 3. Ưu điểm của đa phương tiện: Em hãy kể những ưu điểm của đa phương tiện mà -emĐa biết?phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn - Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn - Đa phương tiện thích hợp với việc sử dụng máy tính. - Đa phương tiện phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.
  14. 4. Các thành phần của đa phương tiện: a. Văn bản: - Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin
  15. b. Âm thanh: - Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện. - Máy tính thể hiện được tất cả các loại âm thanh. - Âm thanh có thể lồng vào phim, đưa vào máy tính bằng micro, ghi lại và phát qua loa.
  16. Theo các em, thông tin dạng hình ảnh chia thành mấy loại? - Thông tin dạng hình ảnh chia thành 2 loại chính: Ảnh tĩnh, Ảnh động .
  17. c. Ảnh tĩnh: - Là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung. - Phần mềm vẽ hình và tranh ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw - Phần mềm xử lý ảnh: Photoshop,.
  18. d. Ảnh động: - Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn. - Thường dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục. - Phần mềm tạo ảnh động: Windows Movie Maker, Adobe Flash, Beneton Movie GIF,
  19. e. Phim: - Là thành phần đặc biệt của đa phương tiện, tổng hợp tất cả các dạng thông tin. - Được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số, hiện tại chất lượng hình ảnh lên đến 4K .
  20. 5. Ứng dụng của đa phương tiện: a. Trong nhà trường: - Giáo viên dùng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng, minh hoạ bài giảng - Sản phẩm đa phương tiện giúp học sinh có thể tự học bằng máy tính. b. Trong khoa học: - Các nhà khoa học dùng đa phương tiện để mô phỏng trái đất, sự hình thành các vì sao, môi trường sống,
  21. c. Trong y học: - Công nghệ đồ họa và đồ hoạ 3D được dùng trong máy chụp và đo cắt lớp để chuẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, d. Trong thương mại: - Đa phương tiện khiến công nghệ quảng cáo phát triển rất mạnh trong thời đại của Internet
  22. e. Trong quản lí xã hội: - Quản lí bản đồ, quản lí đường đi trong các thành phố, quân đội, f. Trong nghệ thuật: - Các bảo tàng nghệ thuật trực tuyến, công nghệ sản xuất phim hoạt hình rất phát triển g. Trong công nghiệp giải trí: - Trò chơi trực tuyến với môi trường đồ hoạ 3D đang được sản xuất với quy mô lớn