Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phân tích đa thức thành nhân tử - Hoàng Thị Hòa

pptx 9 trang buihaixuan21 6600
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phân tích đa thức thành nhân tử - Hoàng Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dai_so_lop_8_chu_de_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phân tích đa thức thành nhân tử - Hoàng Thị Hòa

  1. Chủ đề: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ ĐẠI SỐ 8 GV : Hoàng Thị Hòa
  2. 1. Định nghĩa: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức. Ví dụ: 2x2 – 4x = 2x (x-2) 2. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử a) Phương pháp đặt nhân tử chung : Nếu tất cả các hạng tử của đa thức có một nhân tử chung thì đa thức đó được biểu diễn thành một tích của nhân tử chung với một đa thức khác. AB + AC = A(B + C) Ví dụ: 5x(y + 1) – 2(y + 1) = (y + 1)(5x - 2)
  3. b) Phương pháp dùng hằng đẳng thức: Nếu đa thức là một vế của hằng đẳng thức đáng nhớ nào đó thì có thể dùng hằng đẳng thức đó để biểu diễn đa thức này thành tích các đa thức. * Những hằng đẳng thức đáng nhớ: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2 (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 A2 - B2 = (A + B)(A - B) (A+B)3= A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 (A - B)3= A3 - 3A2B + 3AB2-B3 A3 + B3 = (A+B) (A2 - AB + B2) A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) Ví dụ: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 – 4x + 4 =
  4. c) Phương pháp nhóm hạng tử: Nhóm một số hạng tử của một đa thức một cách thích hợp để có thể đặt được nhân tử chung hoặc dùng hằng đẳng thức đáng nhớ. Ví dụ: x2 – 2xy + 5x – 10y = (x2 – 2xy) + (5x – 10y) = x(x – 2y) + 5(x – 2y) = (x – 2y)(x + 5)
  5. Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử : a) 14x2 – 21xy2 + 28x2y2 b) 2(x + 3) – x(x + 3) c) x2 + 6x + 9 d) x2 + 4x – y2 + 4
  6. Giải a) 14x2 – 21xy2 + 28x2y2 =7x(2x -3y2 + 4xy2) b) 2(x + 3) – x(x + 3) =(x+3)(2-x) c) x2 + 6x + 9 = (x + 3) 2 d) x2 + 4x – y2 + 4 = (x2 + 4x + 4) – y2 =(x+2) 2 – y2 = (x +2 + y)(x+2-y)
  7. Bài 2: Tìm x, biết : a) 2(x + 3) – x(x + 3) = 0 b) 5x(x – 3) – x + 3 = 0 c) x3 - x2 - x + 1 = 0 Giải: a) 2(x + 3) – x(x + 3) = 0 =>(x+3)(2-x) = 0 =>x + 3 =0 hoặc 2 – x =0 Þx = - 3 hoặc x = 2
  8. b) 5x(x – 3) – x + 3 = 0 => 5x(x-3) – (x-3)=0 =>(x-3)(5x – 1)= 0 Þx – 3 = 0 hoặc 5x – 1 = 0 Þx = 3 hoặc x = 1/5 c) x3 - x2 - x + 1 = 0 Þ(x3 - x2 ) – (x-1) = 0 Þx2 (x -1) – (x -1) = 0 Þ(x – 1)(x2 -1) = 0 Þ(x-1)(x-1)(x+1) = 0 Þ(x – 1) 2(x +1) = 0 Þx – 1 = 0 hoặc x + 1 = 0 Þ x = 1 hoặc x = - 1
  9. Bài 3. Tính giá trị của biểu thức: a) 83.15 + 15.17 b) 992 – 1 c) 87. 23 - 49.27+13.23-51.27 Giải a) 83.15 + 15.17 = 15( 83+17) = 15.100 =1500 b) 992 – 1 = (99 – 1)(99+1) = 98.100 = 9800 c) 87. 23 - 49.27+13.23-51.27 = (87.23 + 13.23) – (49.27+ 51.27) = 23(87+13) – 27(49 + 51) = 23.100 – 27.100 = 100(23-27) = 100.(-4) = -400