Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Kiều My

pptx 22 trang Hải Phong 15/07/2023 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Kiều My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_bien_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_cho_hoc_sin.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Kiều My

  1. CHÀO MỪNG BAN GIÁM KHẢO, QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021 BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Người thực hiện: Ngô Thị Kiều My Đơn vị: Trường Tiểu học Văn Lang
  2. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Giao tiếp tạo nên sự tích cực trong hoạt động xã hội, trong hình thành và phát triển nhân cách, tạo lập các mối quan hệ tốt trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp còn giúp cho các em học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói những điều các em muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, mang đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Giao tiếp diễn ra ở hai ngôn ngữ: nói và viết. Giao tiếp bằng lời nói được sử dụng thường xuyên và liên tục. Việc giảng dạy chủ yếu thông qua giao tiếp qua lại giữa cô và trò để học sinh có thể tiếp thu bài sau đó mới đến hoạt động viết.
  3. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. THỰC TRẠNG 1.Thuận lợi Bản thân tôi được Phòng giáo dục cùng Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Tôi luôn tìm tòi học hỏi để không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao nghiệp vụ để vững vàng về chuyên môn cũng như công việc phụ trách toàn diện trước học sinh. Đa số các em ngoan lại được sự quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của nhà trường trong mọi hoạt động. Hầu hết phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học của con em mình.
  4. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. THỰC TRẠNG 2. Khó khăn Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa được đặt thành mục tiêu của các môn học hay mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Trong lớp có nhiều học sinh còn nhút nhát, ngại giao tiếp, kỹ năng đọc và trình bày ý kiến còn nhiều hạn chế. Nhiều em trả lời câu hỏi cộc lốc, không có chủ ngữ, vị ngữ. Khi gặp thầy cô giáo hoặc người khác, các em còn lúng túng, chưa biết chào hỏi. Nhiều phụ huynh còn suy nghĩ đơn giản rằng con mình bây giờ còn nhỏ, lớn hơn chút nữa các con sẽ tự có ý thức về lời nói và hành động của mình mà chưa thường xuyên bảo ban và chỉnh sửa mỗi khi con nói chưa đủ câu.
  5. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. THỰC TRẠNG 2. Khó khăn BẢNG THỐNG KÊ KHẢ NĂNG NÓI CỦA HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%) Nói được 8 29,6 Tạm được 9 33,3 Chưa được 10 37,1
  6. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Một là, tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở Tôi luôn chú trọng việc tạo cho không khí lớp học thân thiện, cởi mở; luôn gần gũi, sát sao và tìm hiểu tâm lí của học sinh. Sau hai tuần giảng dạy, tôi chia lớp thành những nhóm đối tượng sau: 1 2 3 Những học sinh Những học sinh Những học sinh nhút nhát, ngại thường xuyên trả nói quá nhỏ giao tiếp lời vắn tắt
  7. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Hai là, xây dựng quy tắc ứng xử Học sinh cần phải biết rèn luyện mình để trở thành người có nhân cách tốt, bắt đầu bằng việc thực hiện thật tốt “Quy tắc ứng xử của học sinh” mà nhà trường đã quy định. Tôi luôn nhắc nhở học sinh của mình rằng: - Khi giao tiếp với người lớn tuổi, thầy cô giáo và nhân viên trong trường phải nói năng lễ độ, xưng hô đúng mực và thể hiện sự kính trọng, lễ phép; - Khi giao tiếp với bạn bè lời lẽ phải hòa nhã, trong sáng, tuyệt đối không nói tục, chửi thề, có thái độ lịch sự, đoàn kết, tôn trọng nhau; - Biết “xin lỗi”, “cảm ơn” đúng lúc.
  8. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Ba là, rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua việc lựa chọn các hình thức dạy học Để rèn kỹ năng giao tiếp cho các em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Các hình thức tôi thường áp dụng đó là: thảo luận nhóm, trò chơi học tập Ví dụ: Thảo luận nhóm: là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thành cho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ.
  9. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Ba là, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua việc lựa chọn các hình thức dạy học Trò chơi học tập: Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.
  10. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Ba là, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua việc lựa chọn các hình thức dạy học Ví dụ: Trò chơi phỏng vấn (Môn Khoa học, Bài 1: Sự sinh sản)
  11. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Ba là, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua việc lựa chọn các hình thức dạy học Ví dụ: Phân vai dựng lại câu chuyện “Lòng dân”
  12. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Ba là, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua việc lựa chọn các hình thức dạy học Học sinh được tham gia thi “Kể chuyện theo sách”.
  13. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC III. BIỆN PHÁP Bốn là, giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh, nhắc nhở họ chịu khó tâm sự, trò chuyện với con mọi lúc để hiểu tâm tư tình cảm của con. Cha mẹ phải đồng hành và khuyến khích để tạo lòng tin cho trẻ bằng cách để con nói lên các chính kiến của mình, luôn lắng nghe, tôn trọng con và uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con mình với mọi người xung quanh khi ở nhà. Đồng thời, phụ huynh cũng phải thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Khi các em chuẩn bị bài tốt thì các em sẽ tự tin hơn khi phát biểu bài trước lớp.
  14. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với giáo viên Những biện pháp trên được áp dụng thành công giúp tôi nhận được sự tin tưởng, yêu mến của học sinh và của phụ huynh học sinh. Từ những kết quả tốt đẹp do áp dụng các biện pháp mà có được, bản thân tôi có thêm tự tin, yêu nghề và ngày càng cố gắng tự học tự rèn để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có động lực để phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.
  15. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với học sinh Học sinh ngoan, lễ phép, biết chào hỏi khi gặp thầy cô và người lớn. Đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng phù hợp với hoàn cảnh. Biết tìm sự giúp đỡ từ thầy cô khi bị bạn khác bắt nạt. Các em hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, biết phân biệt hành động đúng và chưa đúng để hỗ trợ, nhắc nhở bạn. Nhiều em mạnh dạn, tự tin hơn khi trả lời trước lớp, biết bày tỏ ý kiến của mình về câu trả lời của bạn trong các giờ học. Hầu hết các em đều nói to, rõ ràng khi đưa ra ý kiến nào đó, hăng hái xây dựng bài, biết quan tâm ông bà, bố mẹ, thầy cô hay bạn bè khi đau ốm.
  16. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với học sinh Cuối năm học các em đều đọc to, rõ ràng các bài tập đọc đã học. Các em đã biết thưa gửi, chào hỏi đúng cách, biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ MỘT SỐ MÔN HỌC Giữa học kì I Cuối học kì I Cuối năm Môn học T H C T H C T H C Tiếng Việt 7 20 0 8 19 0 11 16 0 Đạo đức 12 15 0 14 13 0 16 11 0
  17. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với học sinh BẢNG THỐNG KÊ KHẢ NĂNG NÓI CỦA HỌC SINH CUỐI NĂM HỌC Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%) Nói được 16 59,3 Tạm được 7 25,9 Chưa được 4 14,8
  18. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với học sinh ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CUỐI NĂM HỌC Đoàn kết, yêu Hợp tác Tự tin, trách nhiệm thương T Đ C T Đ C T Đ C 20 7 0 19 8 0 20 7 0 CÁC KẾT QUẢ KHÁC - Hoàn thành chương trình Tiểu học: 27/27 em = 100% - Khen thưởng cuối năm: 17/27 em = 63% - Xếp loại thi đua cả năm: Lớp Tiên tiến xuất sắc.
  19. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC IV. HIỆU QUẢ 1. Đối với phụ huynh Phụ huynh vô cùng phấn khởi khi thấy các con không chỉ biết đọc, biết viết, biết làm toán mà còn biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, biết quan tâm mọi người, biết yêu thương các em nhỏ. Từ đó tin tưởng tuyệt đối vào nhà trường, chủ động phối hợp với nhà trường và tạo mọi điều kiện để cùng giáo dục các em.
  20. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mục đích cuối cùng của việc dạy Tiếng Việt là giúp các em có được kỹ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Mỗi người giáo viên biết cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho học sinh nói năng, hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa của mình một cách hồn nhiên là điều giáo viên cần làm. Làm được như thế chúng ta đã góp phần nho nhỏ thực hiện thành công trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
  21. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có điều kiện phát huy giao tiếp cho các em học sinh. Liên đội Nhà trường thường xuyên theo dõi một cách tích cực và đánh giá, xếp loại phong trào thi đua “Nói lời hay, làm việc tốt” của từng Chi đội, từng Sao. Ban giám hiệu Nhà trường nên đặt ra tiêu chí đối với giáo viên là phải rèn nói đúng tiếng phổ thông, xây dựng lớp chủ nhiệm thành lớp có phong trào tự quản tốt. Mỗi giáo viên trong trường phải luôn là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo. Phụ huynh cần quan tâm đến việc giao tiếp trong gia đình, hàng xóm, bạn bè