Bài giảng Tin học Lớp 9 - Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp - Nguyễn Thị Minh Huệ

ppt 10 trang phanha23b 26/03/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 9 - Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp - Nguyễn Thị Minh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_lop_9_bai_thuc_hanh_10_thuc_hanh_tong_hop.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 9 - Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp - Nguyễn Thị Minh Huệ

  1. Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: 9A
  2. Vai trò của môi trường • Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật • Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: • - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. • - Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. • - Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. • - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. • - Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
  3. Con người đã tác động đên môi trường như thế nào ? Khi cây cuối cùng bị đốn, con người mới nhận ra rằng tiền không thể ăn được! Tương lai của chúng ta sẽ là đây nếu chúng ta vẫn tiếp tục hủy hoại môi trường! Nếu con người tiếp tục tác động xấu đến môi trường, họ sẽ khó tránh khỏi “cái bẫy” Con người cứ tàn phá rừng, và đến một lúc nào đó cây xanh sẽ không còn nữa, và con người phải chiến đấu với nhau để dành lấy chút không khí ít ỏi còn sót lại do chính mình tạo ra Biết đi về đâu khi nguồn nước bị đầu độc Hoat động xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lí của các khu cônHàng triệu hợp chất hoá học do nền công nghịêp phát thải ra hiện đang tồn tại trong bầu khí quyển, trong đất, trong nước, trong cây cỏ, trong các loài vật và trong chính cơ thể của chúng ta. Toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên, băng nổi trên mặt đại dương đều ô nhiễmg nghiệp khiến ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh tật.
  4. Hậu quả • Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người • Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của cả con người. Khí thải từ các phương tiện giao thông gây hại rất nhiều cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh • Ô nhiễm không khí còn khiến con người bị chóng mặt, đau đầu, tim mạch Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi Từng nhóm đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau tuỳ tình trạng sức khoẻ và mức độ ô nhiễm. • Ngoài ra, sóng nhiệt hay tiếng ồn cũng gây ra những tác hại nhất định đối với con người. Tiếng ồn ngoài khả năng gây thương tích đối với tai mà còn gây đau đầu, stress, dễ bị căng thẳng thần kinh • Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt, chuột rụt do nhiệt hoặc thậm chí là tử vong. • Việc sử dụng hoá dược trong sản xuất nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng với đúng liều lượng sẽ dẫn đến lượng hoá chất bị dư thừa và ngấm trong đất. • Điều này gây mất cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ô nhiễm đất còn khiến nông sản bị nhiễm độc. Nếu con người sử dụng những nông sản này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ rất nhiều.
  5. Thông điệp“ sinh ra để sống hoang dã” • Không ít du khách trầm trồ, thích thú khi đứng trước những bức hình rực rỡ sắc màu chiếm trọn những mảng tường nhà hay tạo dáng bên hình vẽ nhỏ nhỏ trên ô cửa sổ, lan can, lu nước . của những hộ dân trong xóm. Hoạt động vẽ tranh bích họa với chủ đề “Tôi yêu biển đảo/ Sinh ra để sống hoang dã” trên đảo Bé do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) phối hợp cùng Khu bảo tồn biển Lý Sơn và huyện đảo Lý Sơn tổ chức thực hiện từ năm 2017. Chương trình lần đầu tiên vào tháng 6/2017 hoàn thành với 10 bức bích họa trên tường nhà của các hộ dân sống trên đảo. • Ngoài việc phù phép để những mảng tường đơn điệu được khoác lên mình màu áo mới, các bức bích họa đều gửi gắm ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường, tài nguyên biển. Cuối tháng 8/2018, chương trình vẽ bích họa tiếp tục góp thêm 12 bức tranh về thiên nhiên hoang dã và bảo vệ môi trường. Những bức bích họa này được IUCN tập hợp từ các chương trình phát động sáng tác tranh trước đó, với sự tham gia tích cực của các họa sĩ chuyên và không chuyên trong cả nước.
  6. Những thiệt hại đối với hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái là khu vực các quần thể sinh sống chung và tương tác với nhau. Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi. Mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm.
  7. Đặc biệt là vụ cháy rừng ở Uc gần đây ❖ Theo CNBC, bên cạnh những thiệt hại lớn về người và nhà cửa, ước tính có khoảng 480 triệu cá thể động vật thuộc các loài có vú, bò sát và chim đã chết trong đợt cháy rừng này. Con số này được đưa ra bởi các nhà sinh thái học đến từ Đại học Sydney, với lưu ý rằng con số thực tế có thể sẽ còn cao hơn, do những đám cháy vẫn chưa dập tắt. Đây được coi là sự mất mát khủng khiếp về đa dạng sinh học không biết khi nào mới có thể phục hồi. ❖ Loài gấu túi (koala), vốn đã bị suy giảm trong nhiều năm qua, bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trong đợt cháy rừng lần này. Các quan chức môi trường Australia ước tính khoảng 30% dân số loài này đã chết, tương đương với 8.000 cá thể. Với bản tính di chuyển và hoạt động chậm, chúng không thể thoát khỏi những ngọn lửa. ❖ Khoảng 200 ngôi nhà đã bị phá hủy ở bang Victoria lân cận, và khoản hơn 100 ngôi nhà ở các bang khác.
  8. Tại sao phải bảo vệ môi trường? • Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá • Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C. • Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng. • Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em • Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.